16 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép xuất khẩu lao động
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ông Đào Công Hải, Cục phó Quản lý lao động ngoài nước giải thích, theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, sau 180 ngày kể từ luật có hiệu lực, doanh nghiệp đang có giấy phép xuất khẩu lao động phải làm thủ tục đổi lại giấy phép.

“Luật có hiệu lực từ 1/1/2007, tính đến nay đã quá 180 ngày, nhưng 16 doanh nghiệp vẫn chưa làm thủ tục đổi nên chúng tôi phải đề nghị Bộ ra quyết định thu hồi giấy phép”, Cục phó Hải giải thích.

Tuy bị thu hồi, nhưng theo luật, 16 doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người đi làm việc ở nước ngoài tới khi chúng hết hiệu lực.

Hiện cả nước còn trên 100 danh nghiệp xuất khẩu lao động.

Danh sách 16 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép

1. Công ty Cổ phần Vận tải biển Sài Gòn (SSC).
2. Tổng công ty Cơ điện xây dựng nông nghiệp thủy lợi (Agrimeco).
3. Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (Forexco).
4. Công ty TNHH Đỉnh Vàng (Golden Top Co. Ltd).
5. Công ty Thương mại và đầu tư phát triển Hà Nội (Hapexco).
6. Công ty Sản xuất kinh doanh dịch vụ và cung ứng xuất nhập khẩu Hoàng Việt (Hoangviet Company).
7. Công ty Xuất nhập khẩu Bình Định (Imex BinhDinh).
8. Công ty Xuất nhập khẩu và lương thực Trà Vinh (Imex TraVinh).
9. Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Đăk Lăk (Inexim Đăk Lăk).
10. Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimprort).
11. Công ty Thiết bị Vật tư du lịch II (Tomateco).
12. Tổng đội Thanh niên xung phong Trường Sơn (TSG).
13. Tổng công ty Vật tư nông nghiệp (Vigecam).
14. Công ty Cổ phần Vinaconex 6 (Vinaconex 6 JSC).
15. Công ty Cung ứng xuất khẩu lao động và chuyên gia Nghệ An (Napeco).
16. Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư Cửu Long (Cuulong Intraco).

Nguồn: Báo điện tử Công thương