25 hồ sơ xin lập ngân hàng cổ phần
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ngoài ra, cũng đã có 33 hồ sơ xin thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.  

“Đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 2 ngân hàng là Liên Việt (có trụ sở chính tại Hậu Giang) và Tiên Phong (có trụ sở chính tại Hà Nội). NHNN cũng đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, còn các hồ sơ còn lại đang được thẩm định”, theo ông Giàu.  

Số liệu của NHNN cho biết, đến cuối tháng 5-2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã có 5 ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó Ngân hàng Ngoại thương đã cổ phần hoá), Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển, 6 ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, con số trên là quá nhiều trong điều kiện Việt Nam hiện có khoảng 85 triệu dân, giá trị GDP khoảng 65 tỉ đô la Mỹ. Trong khi đó, Hàn Quốc với số dân gần 50 triệu người chỉ có chưa đầy 20 ngân hàng, Singapore hiện chỉ có 4 ngân hàng nội địa, Thái Lan có khoảng 10 ngân hàng, và Trung Quốc gần như không có ngân hàng cổ phần.

Đã có các ý kiến cho rằng, hiện nay đang là thời điểm thích hợp cho hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) các ngân hàng tại Việt Nam thay vì cho lập thêm ngân hàng mới. Việc cho phép mua bán và sáp nhập ngân hàng sẽ tạo nên các tập đoàn tài chính đủ sức cạnh tranh với các định chế tài chính nước ngoài đang phát triển mạnh tại Việt Nam.  

Một quan chức NHNN đã từng chia sẻ với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng định hướng về chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có hai khuynh hướng: thứ nhất là giống như nhiều nước khác Chính phủ ép các ngân hàng hợp nhất; thứ hai do thị trường quyết định. Ông cho rằng, việc hợp nhất các ngân hàng có một yếu tố quan trọng là sự chín muồi của thị trường. Hiện nay, thị trường Việt Nam đang còn đất để phát triển thì việc sát nhập, hợp nhất chưa diễn ra, bởi khi còn tồn tại được thì các ngân hàng chưa tính đến việc sát nhập. Tuy nhiên, quá trình này có thể diễn ra sau 5 năm nữa, khi mà cạnh tranh đến một mức độ nào đó sẽ tạo ra sự sáp nhập, hợp nhất.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online