ABAC: Khuyến nghị chống bảo hộ mậu dịch
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trong cuộc họp lần này gần 200 đại biểu, gồm chủ yếu là các lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và các nhà nghiên cứu thuộc các nền kinh tế thành viên, sẽ tiếp tục thảo luận các khuyến nghị sẽ nêu ra trong hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11 tới tại Singapore.

Báo giới đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Đặng Thành Tâm, chủ tịch Saigon Invest Group và là thành viên chính thức của ABAC, xung quanh nội dung thảo luận ở cuộc họp lần này.

Xin ông cho biết, trong các cuộc họp của ABAC trong năm nay, các thành viên ABAC tập trung thảo luận những vấn đề gì?

Mục đích chính của ABAC là kiến nghị với lãnh đạo các nền kinh tế APEC về các biện pháp thúc đẩy thương mại – đầu tư nói chung. Khác biệt của năm nay là kinh tế thế giới đang khủng hoảng, nên mục tiêu chính là tư vấn cho lãnh đạo các nền kinh tế các biện pháp mau chóng vượt qua khủng hoảng.

Đó là những gì, thưa ông?

Một khuyến cáo lớn của ABAC là các nền kinh tế không nên áp dụng chủ nghĩa bảo hộ. Trên thực tế một số nền kinh tế đã áp dụng biện pháp bảo hộ với các doanh nghiệp trong nước bằng các biện pháp không vi phạm các quy định của WTO, để bảo vệ công ăn việc làm trong nước.

Quan điểm của ABAC muốn các nhà lãnh đạo các nền kinh tế, xét trên lợi ích trong khu vực và trên toàn cầu, nhận thấy rằng nếu mọi nước đều không bảo hộ thì môi trường kinh doanh sẽ lành mạnh hơn, nền sản xuất sẽ được kích thích phát triển hơn, và người tiêu dùng trong khu vực APEC sẽ tiêu thụ hàng hoá nhiều hơn do giá rẻ hơn.

Qua đó, không chỉ hướng tới mục tiêu tự do hoá thương mại mà còn làm cho đồng tiền được lưu thông tốt hơn, việc di chuyển thể nhân lao động, từ nơi nhân công thừa và giá rẻ đến nơi có giá nhân công cao hơn.

Chúng tôi cũng nói nhiều đến việc thống nhất thủ tục hành chính để giảm chi phí cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu thủ tục hải quan chỉ làm theo một form duy nhất, thay vì mỗi nước một form, sẽ không chỉ doanh nghiệp có lợi về mặt chi phí và thời gian, mà bản thân Nhà nước cũng được lợi trong việc cắt giảm nhân sự.

Ngoài ra, mọi người cũng bàn nhiều đến thủ tục thành lập doanh nghiệp, cách tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).

Tại sao vậy?

Các doanh nghiệp lớn có các bộ phận tự bảo vệ quyền lợi của họ rồi, chỉ có SMEs mới cần sự giúp đỡ này.

Nghe nói các ông cũng bàn đến việc thúc đẩy khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTA-AP), do Mỹ khởi xướng từ APEC 2006?

Lộ trình Doha để thực hiện tự do hoá thương mại toàn cầu muốn thực hiện rất lâu, nên mọi người muốn FTA-AP được thực hiện sớm hơn trong APEC, với GDP chiếm khoảng 57% và trao đổi thương mại chiếm 60% toàn thế giới, như một động lực thúc đẩy cho lộ trình Doha.

Việc thuận lợi hoá trong luân chuyển lao động cũng khiến cho lao động nước ngoài, vào Việt Nam, khiến cho lao động Việt Nam khó kiếm việc hơn. Ông nghĩ sao?

Tất nhiên có mâu thuẫn ở đây, mình muốn đua lao động mình qua nước khác thì vẫn phải mở cửa cho lao động nước ngoài vào mình. Chỉ có điều, theo tôi nghĩ, phải ngăn chặn lao động nhập lậu, khó kiểm soát về nhiều mặt.

Theo Huỳnh Phan
SGTT