Ai Cập – thị trường tiền năng của nông sản Việt Nam
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Hiện Ai Cập có trên dưới 80 triệu dân, GDP đầu người bình quân khoảng 1.200USD nhưng phân hoá giàu nghèo cách biệt khá xa. Tầng lớp giàu có của Ai Cập sống tập trung ở 2 thành phố lớn là Cairo (20 triệu dân nhưng có 5 triệu ôtô) và Alexandri (10 triệu dân) sẵn sàng bỏ ra hàng chục tỷ USD mỗi năm để NK nông sản (Ai Cập chỉ tự túc được 35% nhu cầu nông sản thực phẩm).

Hiện nay khi các quốc gia châu Âu tìm cách thít chặt nguồn hàng nông sản NK vì nguuồn tài chính thanh toán khan hiếm thì các DN Ai Cập vẫn không thiếu tiền.

Và hơn hết DN 2 nước đều gặp nhau ở chung một điểm là Ai Cập đang cố gắng tìm kiếm một thị trường NK nông sản dồi dào và an toàn thay thế thị trường cung ứng truyền thống của họ là Trung Quốc vướng vào chuyện Melamine nên để mất điểm nghiêm trọng. Còn DN Việt Nam cũng đang mày mò tìm thị trường “chia lửa” cho các thị trường Mỹ, Eu, Nhật… vốn đang khó khăn. Sự gặp nhau này đã làm cho cuộc hội thảo sôi động, thực chất và khả thi.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập  năm 2005, Việt Nam mới dò dẫm thâm nhập Ai Cập thì năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 49 triệu USD (hàng nông lâm thuỷ sản chiếm 21 triệu), năm 2007 tăng trưởng hơn 200% với kim ngạch ta xuất sang Ai Cập tới 97,7 triệu USD (hàng nông lâm thuỷ sản chiếm 60,1 triệu) và năm 2008 tăng gấp đôi lên gần 200 triệu USD thì hàng nông lâm thuỷ sản vẫn chiếm tuyệt đối. Tôm cá, tiêu, điều, quế, cà phê, chè, rau quả, đồ gỗ…gần như thứ gì chúng ta có thế mạnh XK phía Ai Cập đều nhập bởi đơn giản là quốc gia sa mạc này gần như không có nghề nông, đất đai phần lớn hoang hoá, cư dân chỉ canh tác được ven 2 bờ sông Nile.

Riêng về thuỷ sản, Ai Cập có biển nhưng chủ yếu phát triển đánh bắt chứ không nuôi trồng nên không có gì lạ khi trong cơ cấu các ngành hàng XK vào Ai Cập, thuỷ sản của ta luôn có kim ngạch cao nhất và chiếm được sự quan tâm lớn của các nhà NK nước bạn. Năm 2006, thuỷ sản Việt Nam vào Ai Cập với vỏn vẹn 4,4 triệu USD thì năm 2007 tăng phi mã lên 20,5 triệu USD và năm nay còn lớn hơn nhiều.

DN Ai Cập xếp tôm Việt Nam: number one (số 1), cá tra-basa: còn hơi béo do quốc gia đạo Hồi này kiêng ăn nhiều dầu mỡ. Hôm đoàn Bộ NN- PTNT sang Ai Cập tổ chức hội thảo cũng là ngày 10 container hải sản của Cy Hùng Vương cập cảng nước bạn. Và không còn gì vui hơn khi tham quan các siêu thị ở Cairo thấy hàng thuỷ sản Việt Nam bày bán khá nhiều. Ngay tại hội thảo, có buổi 1 DN thuỷ sản Việt Nam tiếp, đàm phán với 7- 8 thậm chí 30 nhà NK của Ai Cập, và đã có không ít hợp đồng mua bán thuỷ sản được hai bên đặt bút ký.

Có một đặc điểm của thị trường Ai Cập mà các nhà XK nông lâm thuỷ sản Việt Nam phải hết sức chú ý, đó là thị trường này cần số lượng nhiều nhưng giá phải cạnh tranh. Nói cách khác Ai Cập không yêu cầu quá cao về chất lượng, họ chủ yếu “ăn” hàng có phẩm cấp trung bình trở lên. Hàng cao cấp cũng cần nhưng tiêu thụ chậm hơn.

Mặt khác thời gian đầu khi chưa tìm được đối tác cố định tại Việt Nam, các nhà NK của họ thường nhập cùng một mặt hàng của nhiều DN, sau quá trình so sánh, “sàng lọc” họ mới chọn ra một nhà NK “ruột” có giá bán cạnh tranh nhất. Dự kiến đầu năm tới, sẽ xuất hiện một làn sóng các nhà NK Ai Cập sang tìm hiểu, điều tra thị trường nông sản Việt Nam. Đó là cơ hội tốt để các DN nước ta đi vào thị trường rộng lớn của “lục địa đen”.

Nguồn: www.tinthuongmai.vn