Bảo hộ Sở hữu trí tuệ: Bắt đầu từ sở hữu công nghiệp
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Sự giao thoa của nền kinh tế thế giới và xu hướng chuyển dịch các ngành công nghiệp có hàm lượng trí tuệ thấp sang các nước thuộc thế giới thứ ba đã giúp mọi quốc gia đều có thể tham gia được vào nền thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, mỗi nền kinh tế đều xác định cho mình những lĩnh vực mũi nhọn và các ngành sản xuất có tính cạnh tranh cao. Để xác lập và duy trì vai trò chủ đạo trong một lĩnh vực nào đó, Sở hữu trí tuệ đã và đang được quan tâm và sử dụng như một công cụ hữu hiệu minh chứng rất rõ là trong việc đàm phán, ký kết các hiệp ước quốc tế song và đa phương của Việt Nam về kinh tế, thương mại (Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định thương mại Việt Nam – Ukraina, Hiệp định Việt Nam – Thuỵ sĩ về Sở hữu trí tuệ), vấn đề Sở hữu trí tuệ đều được các quốc gia đề cập, thương thảo tới với sự quan tâm đặc biệt và giữ quan điểm  nhất quán.

Mặt khác, do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghệ cao nên người đầu tư công nghệ phải chi những khoản chi lớn cho nghiên cứu và phát triển. do vậy, họ không thể không được đảm bảo các điều kiện để thu hồi vốn thông qua việc khai thác sản phẩm được tạo ra. Việc mở rộng phạm vi ranh giới đối tượng SHCN, các thủ thể tham gia quan hệ pháp luật liên quan đến Sở hữu công nghiệpcũng mở rộng hơn. điều này tất yếu dẫn đến nhu cầu tăng cường bảo hộ quyền SHCN.

Thế giới Sở hữu trí tuệ đang được mở rộng, đối tượng Sở hữu trí tuệ đã vượt ra ngoài ranh giới, phạm vi các ngành sản xuất, dịch vụ…

Việt Nam đã cam kết và rất tích cực xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống bảo hộ và thực thi quyền Sở hữu trí tuệ. Chính sách bảo hộ sở hữu quốc gia và hệ thống bảo hộ, thực thi mà chúng ta đang xây dựng và phát triển không chỉ xuất phát từ sự đòi hỏi, yêu cầu và ảnh hưởng của nền thương mại thế giới mà còn là đòi hỏi khách quan từ nội tại nền kinh tế.

Yếu tố đầu tiên góp phần vào việc tăng cường và nâng cao hiệu quả bảo hộ Sở hữu trí tuệ đó là vấn đề xác lập quyền. Xuất phát từ sự phát triển và những thành tựu của khoa học, công nghệ cũng như nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi cơ chế xác lập quyền Sở hữu công nghiệpphải linh hoạt, đơn giản và phù hợp với các chuẩn mực chung của thế giới. Một hệ thống xác lập quyền linh hoạt, khoa học, hài hoà, hoạt động theo nguyên tắc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ thể là đòi hỏi không chỉ của xu hướng hội nhập mà còn là một trong những điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống Sở hữu công nghiệpViệt Nam.

Một kiểu nhái thương hiệu của Sony

Việc đơn giản hoá tối đa các thủ tục xác lập quyền cũng nằm trong các cam kết của Việt Nam khi tham gia hệ thống Sở hữu trí tuệ thế giới như Hiệp định TRIPS yêu cầu các thủ tục xác lập quyền phải hợp lý, đặc biệt là không được phức tạp quá và Hiệp ước Luật Patent cũng đưa ra những yêu cầu về đơn giản hoá thủ tục liên quan đến Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích. Rõ ràng, đơn giản hoá thủ tục đối với mọi đối tượng Sở hữu trí tuệ đang là xu hướng chung của thế giới.

Hiện nay chúng ta đã có Luật Sở hữu trí tuệ, một đạo luật đồ sộ đầu tiên nhất thể hoá, pháp điển hoá các quy định về Sở hữu trí tuệ và các cam kết quốc tế. Luật Sở hữu trí tuệ đã có các quy định cụ thể về cơ chế, nguyên tắc xác lập quyền Sở hữu công nghiệptheo hướng đơn giản hoá đến mức có thể trong điều kiện hiện nay trên cơ sở hài hoà hoá, phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu chung trong các điều ước quốc tế mà chúng ta đã và sẽ ký kết, tham gia.

Nguồn:  Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp