Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị: Bình ổn thị trường sau tăng giá bán xăng, dầu
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu Giám đốc Sở Thương mại các tỉnh chỉ đạo các công ty thương mại, các công ty, hợp tác xã kinh doanh chợ, các ban quản lý chợ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, bà con tiểu thương không tăng giá hàng hoá do yếu tố tâm lý khi Nhà nước điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng và các loại dầu. Các chi cục quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời xử lý các hành vi lợi dụng việc tăng giá xăng dầu để tăng giá bất hợp lý các loại hàng hoá khác, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân. Về phía các doanh nghiệp, Bộ Công Thương yêu cầu Giám đốc các Sở Công nghiệp, Hiệp hội ngành hàng, Tổng Giám đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, cung ứng đủ hàng hoá, dịch vụ với giá cả hợp lý, bảo đảm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Trên cơ sở rà soát để tiết giảm các khoản chi phí tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, tiền công… để hạ giá thành sản phẩm góp  phần ổn định giá bán lẻ trên thị trường; liên kết với các doanh nghiệp thương mại tổ chứuc tốt hệ thống phân phối, giảm các khâu trung gian không cần thiếtd dể giảm chi phí trong lưu thông, góp phần ổn định giá bán lẻ trên thị trường; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, cải tiến công nghệ, thiết bị sử dụng nguồn nguyên, nhiên vật liệu thay thế… để hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu đầu mối xăng dầu cần theo sát diễn biến giá xăng dầu thế giới để chủ động tiến độ nhập hàng với giá nhập khẩu hợp lý, đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng trong mọi tình huống. Cần tổ chức kiểm tra,  giám sát hệ thống phân phối thuộc doanh nghiệp, thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh xăng dầu, đảm bảo ổn định thị trường, ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đầu mối quán triệt tinh thần của Chỉ thị và khẩn trương đề xuất và thực hiện những giải pháp cấp bách từ nay tới cuối năm và xây dựng chương trình hành động năm 2008, trong đó có các giải pháp tiết kiệm, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo nguồn cung ứng cho thị trường, tổ chức lại hệ thống phân phối…góp phần bình ổn cung – cầu, giá cả hàng hoá, dịch vụ.

Nguồn: Báo Thương mại