Bộ Công Thương đã hoàn tất văn bản trình lên Chính phủ, đưa ra 2 giải pháp chính tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu.
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ngân hàng cũng cần tiếp tục cho vay xuất khẩu để các doanh nghiệp có vốn thực hiện hợp đồng.

Lãnh đạo Bộ Công thương đã lưu ý các doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu nên mở L/C và thực hiện các giao dịch qua ngân hàng để thuận tiện cho việc thực hiện các hỗ trợ tiếp theo trong xuất khẩu.

Trong một cuộc họp khác tại Văn phòng Chính phủ cùng ngày 20-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản tiếp tục phấn đấu đạt mức xuất khẩu trị giá hơn 4 tỷ đô la Mỹ. Các ngành có liên quan như ngân hàng, hải quan cần giải quyết một số vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ để thúc đấy các doanh nghiệp xuất khẩu (nhất là các ngành xuất khẩu mũi nhọn như thủy sản) đạt mức tăng trưởng như kế hoạch. Tính riêng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 3-2008 đạt 255 triệu đô la Mỹ, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm lên 760 triệu đô la, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2007.

Với ngành nông nghiệp, Chính phủ chỉ đạo phải đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu ở mức thích hợp, kiểm tra kỹ thời điểm và giá xuất khẩu để đảm bảo có lợi nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo và thu nhập cho nông dân. Bên cạnh đó không được để xảy ra tình trạng tăng giá lúa, gạo cục bộ ở một số địa phương.

Báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: đồng bằng sông Cửu Long đang được mùa, với 900 ngàn ha đã thu hoạch, đạt năng suất bình quân 61-62 tạ/ha, tăng 250 nghìn tấn so với vụ Đông xuân năm 2007. Tổng diện tích gieo cấy lúa Đông xuân năm 2008 vẫn đạt 1.865 ngàn ha, bằng 100,7% kế hoạch.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online