Bộ Giao thông: Thu hồi slot hãng hàng không vì lợi nhuận để chậm, huỷ chuyến
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Bộ Giao thông Vận tải vừa thông tin về tình trạng chậm và huỷ chuyến liên tục trong hai ngày 15 – 16/6/2019 của hãng hàng không VietJet Air gây thiệt hại, bức xức cho nhiều khách hàng.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, hãng hàng không VietJet Air đã để xảy ra tình trạng nhiều chuyến bay bị hủy hoặc chậm chuyến trong thời gian từ ngày 12 đến ngày 18/6/2019 làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành hàng không.

Nguyên nhân chậm, hủy chuyến của VietJet do hãng chuyển đổi phần mềm quản lý thời gian làm việc, nghỉ ngơi của thành viên tổ bay từ hệ thống phần mềm cũ (Geneva) sang hệ thống phần mềm quản lý mới (AIMS) trong khi chưa đánh giá sự tác động của thay đổi đến hệ thống quản lý an toàn.

Nhân viên phân lịch tổ bay và kiểm soát khai thác của VietJet vẫn sử dụng phương pháp thủ công để tính toán thòi gian bay và giới hạn thời gian bay trong một số thời điểm khi chưa sử dụng thành thạo phần mềm mới; Cán bộ quản lý và hệ thống giám sát nội bộ của VieJet chưa thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra, giám sát liên tục dẫn đến một số phi công của VietJet có thời gian làm việc quá quy định phải dừng bay để đảm bảo an toàn cho quá trình khai thác.

Lãnh đạo Bộ Giao thông khẳng định: Để xảy ra tình trạng nêu trên, trách nhiệm trước tiên là của hãng hàng không; sự phối hợp chưa tốt giữa các cơ quan, đơn vị phục vụ chuyến bay. Trong công tác quản lý nhà nước, trách nhiệm thuộc về Cục Hàng không Việt Nam, các cơ quan tham mưu và lãnh đạo Bộ.

Tổng số chuyến bay ảnh hưởng phải bồi thường trực tiếp gồm tiền mặt, phục vụ đồ ăn/uống… theo các quy đinh nêu trên trong 2 ngày 15-16/6/2019 là 134 chuyến và với số tiền VietJet đã phải chi trả là 7,25 tỷ đồng.

Sau vụ việc này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp về việc hủy chuyến, chậm chuyến của hãng hàng không VietJet. 

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu VietJet tuân thủ nghiêm các quy định về an ninh, an toàn hàng không; Khắc phục ngay tình trạng hủy chuyến, chậm chuyến, dồn chuyến bay, đảm bảo quyền lợi cho hành khách; Tập trung việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội tàu bay theo lộ trình đã được duyệt,… 

Tăng cường liên kết, phối hợp Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và các Hãng hàng không khác nhằm vừa tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh các hãng hàng không Việt Nam.

Cục Hàng không Việt Nam thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các hãng hàng không để kịp thời xử lý, chấn chỉnh tình trạng cung ứng dịch vụ hàng không kém chất lượng; không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của quy trình, quy phạm về an ninh, an toàn hàng không,…

“Nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân hủy chuyến, chậm chuyến, dồn chuyến,… của các hãng hàng không; thu hồi slot (giờ điều phối cất hạ cánh) đối với hãng hàng không nào vi phạm các quy định về vận chuyển hàng không hoặc chỉ vì mục tỉêu lợi nhuận để dẫn đến tình trạng chậm chuyến hoặc hủy chuyển, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của hành khách đi tàu bay”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu.