Campuchia hấp dẫn doanh nghiệp Việt
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Minh Điển- Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư- cho biết: Các dự án của doanh nghiệp (DN) Việt Nam đầu tư sang Campuchia tập trung vào các linh vực nông lâm nghiệp; năng  lượng; tài chính- ngân hàng- bảo hiểm; viễn thông;… Trong đó, nhiều nhất là lĩnh vực nông lâm nghiệp, chiếm 50,58% tổng vốn đăng ký; năng  lượng, chiếm 27,05% tổng vốn đăng ký; tài chính- ngân hàng- bảo hiểm chiếm 8,7% tổng vốn đăng ký;…

Hiện Campuchia xếp thứ 2/60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhận đầu tư của Việt Nam. Riêng trong năm 2013, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã đầu tư 302 triệu USD, tăng 250% so với 86 triệu USD của năm 2013.

Theo ông Lê Minh Điển, các DN Việt Nam đầu tư mạnh sang Campuchia, bởi Campuchia đang được đánh giá là quốc gia có môi trường đầu tư rất tiềm năng. Hội nhập thị trường thế giới thông qua những chính sách thương mại mở từ cuối năm 1990 khi Campuchia gia nhập ASEAN, tham gia AFTA và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2003 khiến quốc gia này trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực. Ngoài ra, Campuchia còn hấp dẫn DN Việt Nam vì hai nước có chung đường biên giới dài 1.137 km với 10 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu chính, 25 cửa khẩu phụ, 9 khu kinh tế cửa khẩu, tạo thuận lợi rất lớn cho việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước.

Chính phủ Hoàng gia Campuchia hiện cũng đang có kế hoạch khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, hạ tầng, bất động sản, ngân hàng, viễn thôn,… đây cũng là những lĩnh vực mà DN Việt Nam có thế mạnh.

Đầu tư sang Campuchia, các doanh nghiệp được hưởng chính sách miễn thuế lợi tức từ 6-9 năm, thuế lợi tức là 20%/năm. Các DN cũng được miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn, được tự do chuyển lợi nhuận về nước; được đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp nội địa… đó là những điểm hấp dẫn của Campuchia đối với các DN Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông Điển, Campuchia là điểm đến đầu tư tốt, song khi đầu tư sang Campuchia, các DN Việt Nam nên tập trung vào một số lĩnh vực thương mại và phân phối sản phẩm; sản xuất, chế biến nông sản; tài chính- ngân hàng- bảo hiểm; du lịch…

Muốn thành công tại thị trường Campuchia, trước khi đầu tư các DN Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thị trường, phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Campuchia cũng như các ngân hàng của Việt Nam tại quốc gia này. Đặc biệt, DN cần chuẩn bị đủ vốn cho dự án của mình sẽ triển khai.

Nguyễn Hòa
Nguồn: Báo điện tử Công thương