Cần thiết lập hệ thống quốc gia ứng phó khẩn cấp về an toàn thực phẩm
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Thứ trưởng Cao Minh Quang cho biết: Ở Việt Nam, các vụ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc tập thể vẫn xảy ra và có xu hướng ngày càng tăng; thực trạng ô nhiễm sinh học và tồn dư các hóa chất độc hại trong nông thủy sản thực phẩm là những vấn đề bức xúc nhất về an toàn thực phẩm; việc sử dụng các hóa chất; phụ gia độc hại trong chế biến thực phẩm vẫn phổ biến; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung ứng không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là thức ăn đường phố; nhận thức và thực hành của người sản xuất, kinh doanh về an toàn thực phẩm còn hạn chế, người tiêu dùng còn thiếu ý thức trong việc tự bảo vệ mình; tình trạng thực phẩm giả, kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu chưa được kiểm soát…Do vậy, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm ở Việt Nam phải đối mặt với một thực trạng hết sức khó khăn và nặng nề”.

Hội thảo đã khẳng định cần thiết lập Hệ thống quốc gia ứng phó khẩn cấp an toàn thực phẩm tại Việt Nam, đặc biệt là kế hoạch ứng phó khẩn cấp quốc gia như các điểm đầu mối liên lạc và nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan; cơ chế phối hợp giữa các điểm đầu mối, thẩm quyền công bố tình huống khẩn cấp an toàn thực phẩm; kế hoạch truyền thông nguy cơ với các điểm đầu mối liên lạc trong nước và với các mạng lưới quốc tế mà Việt Nam tham gia: Mạng lưới tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN), Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật (SPS)…

Việt Nam đã có Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có đề cập đến việc phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, quy định rõ các biện pháp, trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục ngộ độc thực phẩm. Với một hệ thống quy phạm pháp luật hiện tại, Việt Nam đã ứng phó tương đối hiệu quả với những tình huống khẩn cấp mà gần đây nhất là dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguồn gốc từ vi khuẩn tả, hay cúm gia cầm…

Được biết, FAO hỗ trợ Dự án tăng cường an toàn thực phẩm và công tác quản lý tại Việt Nam, Campuchia và Lào; trong đó FAO hỗ trợ cho Việt Nam 80.000 USD thời gian 3 năm về nâng cao năng lực quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ./.

Nguồn: TTXVN