Chấm dứt giao dịch dầu mỏ bằng đồng USD?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Các loại tiền tệ khác dự kiến được giao dịch bao gồm đồng yen của Nhật Bản, đồng NDT của Trung Quốc, đồng euro, vàng và một đơn vị tiền tệ chung mới của các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC).

Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước trên đã bí mật họp tại Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Brazil để bàn thảo kế hoạch nêu trên. Kế hoạch này, đã được nguồn tin từ các nước Arập vùng Vịnh và giới ngân hàng Trung Quốc tại Hongkong xác nhận với tờ “Độc lập”, có thể giúp giải thích lý do giá vàng tăng đột ngột, đồng thời dự báo trước một sự chuyển tiếp đặc biệt của các thị trường giao dịch bằng đồng USD trong vòng 9 năm tới.

Theo các nguồn tin trong giới ngân hàng ở Trung Quốc, trong thời gian quá độ, đơn vị để giao dịch dầu mỏ có thể là vàng. Theo đánh giá, một khối lượng lớn vàng có thể sẽ được đưa ra lưu hành từ Abu Dhabi , Arập Xêút, Kuwait và Qatar, những nước có tổng dữ trữ ngoại tệ ước tính khoảng 2.100 tỷ USD. Có tin người Mỹ đã biết về các cuộc họp trên mặc dù chưa nắm được chi tiết và chắc chắn sẽ tìm cách đối phó với kế hoạch của các nước tham gia.

Sun Bigan, cựu đặc phái viên của Trung Quốc tại Trung Đông, cảnh báo nguy cơ chia rẽ sâu sắc giữa Trung Quốc và Mỹ về phạm vi ảnh hưởng và nguồn năng lượng dầu mỏ tại Trung Đông. Phát biểu với tạp chí “Asia and Africa Review”, ông Sun cho rằng: “Những cuộc tranh cãi và va chạm tay đôi là không thể tránh khỏi. Chúng ta không thể mất cảnh giác về nguy cơ gia tăng sự thù địch ở khu vực Trung Đông xung quanh vấn đề lợi ích năng lượng và an ninh”.

Nhận định trên giống như một dự báo nguy hiểm về một cuộc chiến tranh kinh tế trong tương lai giữa Mỹ và Trung Quốc đối với nguồn dầu mỏ ở Trung Đông, một lần nữa biến các cuộc xung đột ở khu vực này trở thành một cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc.

Tuy nhiên, các nhà phân tích và giới chuyên gia cho rằng việc chuyển hoạt động giao dịch dầu mỏ khỏi đồng USD không thể sớm xảy ra. David Moore, chuyên gia phân tích của Ngân hàng Commonwealth ở Australia, nhận định: “Tôi không cho rằng chúng ta sẽ chứng kiến nhiều động thái cụ thể sau các cuộc thảo luận trên, bởi vì ngay cả khi đồng USD yếu, điều đó cũng không có nghĩa rằng giá trị hàng hóa các loại bị giảm. Trên thực tế, khi đồng USD yếu thì giá cả các mặt hàng lại có xu hướng tăng”.

Brazil và Ấn Độ đã tỏ ý quan tâm hợp tác trong việc thanh toán các hợp đồng dầu mỏ không phải bằng đồng USD. Nhưng xem ra Trung Quốc là nước nhiệt tình nhất trong số các cường quốc tài chính có liên quan, đặc biệt do kim ngạch trao đổi thương mại của nước này với Trung Đông rất lớn.

Trung Quốc được hưởng những ưu đãi về sản xuất dầu mỏ tại Iraq (trước đó bị Mỹ ngăn cản) và từ năm 2008 đã đạt được thỏa thuận trị giá 8 tỷ USD với Iran về việc phát triển các mỏ khí đốt và công nghiệp hóa dầu. Trung Quốc cũng nắm các hợp đồng khai thác dầu mỏ với Sudan (hất cẳng Mỹ) và đang đàm phán để được hưởng những ưu đãi về dầu mỏ với Libya.

Một dấu hiệu rõ ràng khác cho thấy sự gia tăng sức mạnh tài chính của Trung Quốc là việc Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet ngày 5/10 cam kết với Bắc Kinh về việc tăng giá đồng NDT trước sự mất giá của đồng USD và nới lỏng sự phụ thuộc của Trung Quốc vào chính sách tiền tệ của Mỹ, nhằm giúp khôi phục sự cân bằng của nền kinh tế thế giới và giảm nhẹ áp lực tăng giá trị đối với đồng euro.

Sau khi tin về các cuộc đàm phán bí mật được công bố, tỷ giá đồng USD đã giảm nhẹ, trong khi giá trị đồng euro tăng.

Những tin tức tiêu cực về đồng USD cho thấy các ngân hàng trung ương, không chỉ ở châu Á, đang tìm cách đa dạng hóa các hình thức thanh toán nhằm bớt phụ thuộc vào đồng USD./.

Nguồn: Báo Tin tức