Chế tài nào cho tin đồn nhảm?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Còn nhớ vụ Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu (ACB) đã từng lao đao trước tin đồn Tổng Giám đốc… bỏ trốn; tin đồn lan nhanh đến nỗi làm cho nhiều khách hàng hoang mang và ồ ạt đi rút tiền. Tất nhiên sau khi khẳng định đây là tin đồn vô căn cứ, thì ngân hàng hoạt động bình thường trở lại, song cũng bị một phen “hú hồn”. Hay tin đồn về “Đức mẹ khóc” ở nhà thờ Đức Bà TP Hồ Chí Minh năm 2005 đã gây nên những cảnh “dở khóc dở cười”, mà cái lợi là những tay thợ ảnh dạo bán ảnh “Đức mẹ khóc” đắt hàng đến nỗi in không kịp bán. Rồi nữa là một chuyện “thời sự” khiến cổ phiếu Bảo Minh điêu đứng khi ai đó tung tin cổ phiểu của Cty Cổ phẩn Bảo Minh (BMI) có nguy cơ bị… phong tỏa! Mới đây nhất là chuyện giá xăng “nhảy một phát” lên 17.000đ/lít, làm nhiều người phát hoảng đổ xô đi mua xăng trong khi đây cũng chỉ là một tin đồn nhảm… 

Có những thông tin khiến cả xã hội bàng hoàng và nó được “dựng đứng” lên một cách khá thuyết phục. Tệ hại nhất là một số tờ báo cũng “bị lừa”, chưa kịp kiểm chứng thông tin nên vội vàng đăng tải nên càng làm cho nhiều người tin. Câu chuyện một học sinh lớp 3 trường tiểu học Ngô Quyền (TX Kon Tum) bị chết trong nhà vệ sinh do bảo vệ nhà trường khóa cửa mà không biết cũng là một ví dụ. Chưa biết thực hư thế nào, nhiều phụ huynh lo lắng, lo sợ mỗi khi con đến trường… 

Tất cả những thông tin nhảm nhí và bịa đặt rõ ràng đã gây ra những tác động tiêu cực, thậm chí gây tác hại hết sức nghiêm trọng đối với xã hội. Tuy nhiên, việc xử lý còn rất hạn chế, kể cả xử lý hành chính và hình sự. Phải chăng, đối với tin đồn nhảm, các chế tài xử phạt chưa rõ ràng, chưa nghiêm?

Nguồn: Báo Thanh tra