Chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh trở lại
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Điều này có nghĩa, lạm phát sau 7 tháng đã gần chạm tới ngưỡng thấp (15%) trong mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay của Chính phủ (15-17%). Trong khi đó, nếu tính trung bình thì 7 tháng đầu năm nay, CPI đã tăng 16,89% so với 7 tháng đầu năm ngoái.

Như vậy, đà giảm tốc của CPI trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua đã không được duy trì. Thậm chí, nếu xét về “lịch sử” tốc độ tăng CPI của các tháng 7, con số 1,17% là mức tăng rất cao.

Số liệu thống kê cho thấy, ngoại trừ hai năm 2007-2008, là hai năm có lạm phát cao, CPI tháng 7 tăng khá cao, xấp xỉ 1% (tương ứng tăng 0,94% và 1,13%), thì tất cả các tháng 7 của các năm từ năm 2004 trở lại đây, CPI chỉ tăng khoảng 0,4 – 0,5% so với tháng trước. Thậm chí, tháng 7/2010, CPI chỉ tăng 0,06%.

Điểm lại diễn biến CPI trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm, có thể thấy rằng, khả năng giữ lạm phát năm nay ở mức 15-17% đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Tính toán một cách số học, để có thể giữ lạm phát ở mức 17%, 5 tháng còn lại, tốc độ tăng CPI không được vượt quá 2,39%, tương đương khoảng 0,47%/tháng. Điều này, theo các chuyên gia kinh tế, là khó xảy ra, khi mà giá cả nhiều mặt hàng vẫn đang xu hướng tăng.

Thậm chí, trao đổi với Báo Đầu tư, ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá còn nghiêng về con số 20%, tương đương, hoặc cao hơn lạm phát của năm 2008.

Quay trở lại với tốc độ tăng CPI của tháng 7/2011, các số liệu thống kê, cũng như đánh giá của các chuyên gia kinh tế đều cho thấy, phần lớn là do giá thực phẩm, rau quả tăng cao trong tháng vừa qua.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 7, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,12% so với tháng trước. Trong đó, nhóm lương thực giảm 0,72%, còn nhóm thực phẩm tăng 3,2%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,78%.

Trong số các nhóm hàng còn lại, vẫn ngoại trừ nhóm bưu chính – viễn thông tiếp tục giảm giá, thì đồ uống và thuốc lá tăng 0,63%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,74%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,36%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,61%…

Trong khi đó, trái ngược với xu hướng giảm của giá USD (giảm 0,18% so với tháng trước), giá vàng trong tháng 7 tăng tới 0,87%. Như vậy, hiện nay, giá vàng đã tăng 6,1% so với tháng 12/2010 và tăng tới 34,62% so với cùng kỳ.

Còn giá USD, dù giảm trong tháng 7, vẫn tăng nhẹ (0,06%) so với tháng 12/2010 và tăng 8,88% so với cùng kỳ.

Nguồn: Báo Đầu tư điện tử