Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng thấp nhất từ đầu năm
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Với mức giảm tốc rõ rệt này, CPI 9 tháng qua tăng ở mức 21,87% so với tháng 12 năm 2007 và tăng 22,76% so với 9 tháng năm 2007.

Dấu hiệu đáng mừng nhất là CPI tháng 9 chỉ tăng ở 7/10 nhóm hàng hóa trong “rổ hàng hóa chung” với mức tăng từ 0,36 đến 1,45%; riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ không tăng. Đặc biệt, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã giảm 0,63% và nhóm phương tiện đi lại và bưu điện giảm 0,48% trong khi hai nhóm này là hai nhóm có mức tăng đột biến trong tháng 8. Nhóm hàng hóa có mức tăng lớn nhất là văn hóa, thể thao, giải trí với mức tăng 1,45%; tiếp đến là nhóm giáo dục với mức tăng 1,4%.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại dịch vụ và giá cả (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Đức Thắng, với giá lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tạm dừng thu mua đã kéo CPI xuống thấp bởi đây là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ hàng hoá chung.

Bên cạnh đó, với giá xăng dầu thế giới giảm mạnh kéo theo giá xăng dầu trong nước giảm theo khiến nhóm phương tiện đi lại đột ngột giảm mạnh. Trong khi đó, tháng 9 cũng là tháng bắt đầu một năm học mới và trùng với dịp nghỉ lễ 2/9 nên hai nhóm hàng hóa này tăng tương đối.

Tháng 9, chỉ số vàng và đô-la Mỹ đều giảm, trong đó vàng giảm 6,36% đưa giá vàng 9 tháng qua lên mức tăng 38,87% so với cùng kỳ 2007 và đô-la Mỹ giảm 0,75%, đưa giá ngoại tệ này tăng 1,63% so với cùng kỳ 2007.

Ông Thắng cũng cho biết: hiện nay Chính phủ đang tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp thu mua 400 nghìn tấn lúa phục vụ xuất khẩu nên giá thóc gạo trong tháng 10 có thể tăng nhẹ. Với tín hiệu này, giá tiêu dùng tháng 10 có thể tăng nhẹ với mức tăng không quá 0,5%.

Nguồn: TTXVN