Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 giảm 2,4%
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

So với tháng 12.2011 chỉ số này giảm 12,9%, theo số liệu của Tổng cục thống kê. Cụ thể, công nghiệp khai thác mỏ tăng 0,5%; công nghiệp chế biến giảm 4,2%; sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 1,2%.

Các ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tháng 1 tăng cao so với cùng kỳ năm 2011 là sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 12,5%; chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 10,2%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 9,9%; khai thác, lọc và phân phối nước tăng 9,6%.

Khai thác dầu thô và khí tự nhiên tăng 9,4%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 6,6%; sản xuất thức ăn gia súc tăng 5,5%.

Các ngành khác có chỉ số sản xuất giảm so với năm 2011 hoặc tăng chậm như sản xuất đồ uống không cồn tăng 4%; sản xuất sản phẩm bơ, sữa tăng 3,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,5%; sản xuất bia tăng 0,4%; sản xuất thuốc lá giảm 4,7%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ giảm 7,7%; giày, dép giảm 10,1%; sản xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) giảm 10,3%; sản xuất xi măng giảm 11,5%; sản xuất đường giảm 13,7%; sản xuất sắt, thép giảm 21,5%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện giảm 27,9%; sản xuất đồ gốm, sứ không chịu lửa (trừ gốm sứ dùng trong xây dựng) giảm 32,3%.

Về chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2011 tăng 15,8% so với năm 2010. 

Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/01/2012 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,3% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó các ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là sản xuất xi măng, vôi, vữa tăng 72,7%; sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào tăng 54,8%; sản xuất thức ăn gia súc tăng 36,5%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 31,4%. Đối với các ngành khác như sản xuất giấy nhăn và bao bì sản xuất xe có động cơ; sản xuất đồ uống không cồn đều giảm từ 9 – 24%.

Vũ Hải
Nguồn: Báo Điện tử Lao động