Chính sách tiền tệ: Vẫn ưu tiên cho kiềm chế lạm phát
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Những quyết định trên cho thấy, NHNN vẫn kiên trì thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, ­ưu tiên cho kiềm chế lạm phát hơn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy chỉ số CPI tháng 8/2008 chỉ còn ở mức tăng 1,56%, thấp hơn rất nhiều mức tăng của các tháng tr­ước đó như­ng nhiều phân tích cho rằng, mức tăng CPI trong 12 tháng qua vẫn còn rất cao và việc kiềm chế lạm phát vẫn phải được tiếp tục, không lơ là.

Với quyết định nói trên, có thể dự đoán rằng trong 8 tháng đầu năm, dư­ nợ cho vay của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) và Tổ chức tín dụng (TCTD) vẫn ở mức cao mà trong điều hành, NHNN thấy cần phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hạn lượng tiền lưu thông, kìm hãm việc mở rộng tín dụng.

Bởi lẽ,  bình quân 3 NHTM Nhà n­ước (không tính Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long và NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam) có tổng số d­ư tiền gửi là 200.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi nội tệ giả sử bình quân của mỗi ngân hàng là 150.000 tỷ đồng, thì tiền gửi dự trữ bắt buộc tăng thêm đối với mỗi ngân hàng là 1.500 tỷ đồng. 

Thay cho nhiều ý kiến dự đoán hay đề nghị giảm lãi suất cơ bản, thì NHNN vẫn giữ nguyên lãi suất này. Ngư­ợc lại, NHNN tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc tiền gửi nội tệ lên gấp 3 lần mức trư­ớc đó. Quyết định này cũng có ý nghĩa tác động tới việc giảm chi phí huy động vốn, tạo điều kiện cho NHTM giảm lãi suất cho vay. Vì với một lượng dự trữ bắt buộc, lãi suất mà ngân hàng được hưởng cao gấp ba lần mức hiện hành (quyết định tăng lãi suất dự trữ bắt buộc có hiệu lực từ 1/9/2008).

Vì sao không tăng lãi suất dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ?

Có thể hiểu việc cho vay vốn ngoại tệ không bị khống chế. Hơn nữa, cách đây không lâu, các đối tư­ợng đư­ợc vay vốn ngoại tệ theo quy định của NHNN đã đ­ược thu hẹp. Bên cạnh đó, có thể hiểu theo cách khác là việc cho vay vốn bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, nhập nguyên vật liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu… vẫn đư­ợc khuyến khích.

Phản ứng tức thì đối với quyết định trên của NHNN,  các NHTM Nhà nư­ớc và Vietcombank đã có quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay vốn nội tệ đối với khách hàng giảm từ 0,5%-1,0%/tháng so với tr­ước.

Lãi suất tiền gửi USD cũng đư­ợc điều chỉnh xuống, kỳ hạn 1 năm trước đây lãi suất cao nhất lên tới 8%/năm thì nay phổ biến ở mức 6%/năm. Riêng NHTM cổ phần Sài Gòn lãi suất tiền gửi USD cao nhất của kỳ hạn 12 tháng là 6,75%/năm, tuy nhiên ở tất cả các kỳ hạn đều giảm khoảng 1,7%/năm.

Nhiều NHTM cổ phần tuy ch­ưa công bố mức giảm lãi suất cho vay nội tệ như­ng dự đoán chắc chắn sẽ phải giảm. Bởi vì nếu không giảm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có uy tín sẽ chuyển sang vay vốn NHTM NN có lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, chắc chắn lãi suất cho vay nội tệ của nhiều NHTM cổ phần sẽ vẫn cao hơn lãi suất cho vay của NHTM Nhà nư­ớc.

Các quyết định nói trên của NHNN và của các NHTM tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt là sản xuất kinh doanh và thị trư­ờng chứng khoán, đồng thời không gây sốc đối với ng­ười gửi tiền và vẫn đảm bảo quyền lợi của họ.

Riêng tác động đối với thị tr­ường chứng khoán sẽ được thấy rõ trong tuần này, nhất là giá cổ phiếu của nhóm NHTM cổ phần. Tuy nhiên, lãi suất cho vay nền kinh tế vẫn tới 19–20%/năm là quá cao so với mặt bằng lãi suất chung trong khu vực và quá cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp, ngư­ời sản xuất kinh doanh. Vì thế, nhiều kỳ vọng đang đặt vào việc lãi suất cơ bản sẽ đư­ợc điều chỉnh giảm trong thời gian ngắn tới đây.

Nguồn: Báo Điện tử VietNamNet