Cơ hội từ TPP
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ngay tại thời điểm này, khoảng 10 doanh nghiệp (DN) các nước đã đặt vấn đề đầu tư, mở nhà máy tại Việt Nam. Gia nhập TPP, khoảng 1.000 dòng thuế nhập khẩu vào Mỹ đang chịu thuế trung bình 17,3%, sẽ cắt giảm dần về 0%; tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ đang khoảng 7%/năm, sẽ đạt 15% trở lên. Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Mỹ năm 2012 ước đạt khoảng 7,6 tỉ USD, dự kiến sau khi ký TPP, đến năm 2020 sẽ đạt 22 tỉ USD.

Ông Lê Quốc Ân cho biết thêm: Song song với cơ hội là thách thức không nhỏ đối với DN Việt Nam. Khi TPP có hiệu lực, DN muốn được ưu đãi thuế phải chứng minh được lô hàng xuất đi đúng quy tắc xuất xứ (sử dụng sợi, nguyên phụ liệu của Việt Nam hoặc các nước TPP…); đồng nghĩa với việc gia tăng gánh nặng chứng từ và các thủ tục khác. Vì vậy, ngay từ bây giờ, DN phải củng cố cơ sở dữ liệu và lưu trữ chứng từ đầy đủ.

Cũng nhìn nhận những cơ hội lớn từ TPP, ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty May Sài Gòn (Garmex), đặt vấn đề là DN sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào. Bằng chứng là sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Nhật được ký kết, các DN may mặc Việt Nam chưa khai thác tốt thị trường Nhật, chủ yếu do vướng các quy định về nguồn gốc xuất xứ.   Trường hợp đáp ứng được các quy định của TPP, xuất khẩu sang các thị trường này gia tăng như dự báo của Vitas, sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt về lao động. Cuối cùng, điều gì sẽ xảy ra cho thị trường may mặc nội địa Việt Nam? Nếu hàng hóa của các nước TPP cũng vào Việt Nam với thuế suất 0%, cộng với hàng may mặc trong khu vực cũng có thuế suất giảm dần (theo các hiệp định thương mại tự do trong khu vực), may mặc nội địa lấy gì để cạnh tranh?! Thanh Nhân
Nguồn: Báo Người Lao động