Đầu tư ra nước ngoài đạt hơn 1,3 tỷ USD
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Hầu hết các dự án tập trung yếu vào lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, nông-lâm-ngư nghiệp và dịch vụ.

Trong số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam, Lào vẫn là thị trường thu hút nhiều dự án nhất, với 84 dự án, tổng vốn 580 triệu USD; tiếp đến là Campuchia 27 dự án, với tổng vốn 88,5 triệu USD. Riêng thị trường Angiêri, mặc dù có một dự án đầu tư vào lĩnh vực dầu khí nhưng số vốn đã lên tới 243 triệu USD.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã bước đầu được triển khai hiệu quả. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài các thị trường truyền thống như Lào, Camphuchia, gần đây các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có kế hoạch mở rộng đầu tư sang nhiều thị trường tiềm năng khác như Trung Đông, châu Phi, Mỹ, Nhật Bản. Tại các thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi khi đầu tư vào các ngành hàng tiêu dùng, may mặc, da giày, dịch vụ thương mại. Đặc biệt, một số doanh nghiệp Việt Nam đã hướng đầu tư ra nước ngoài để giành thị trường trong lĩnh vực công nghệ cao, trong đó có FPT đã triển khai dự án tại Nhật Bản.

Một trong những yếu tố thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài khởi sắc, theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh nhiều chính sách mới được ban hành, thì việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, đơn giản hóa các thủ tục đã kích thích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Với nhiều dự án đã đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời gian qua, các chuyên gia dự báo, năm nay tổng nguồn vốn này có thể đạt 350 triệu USD./.

Nguồn: TTXVN