Đề án cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam: Chỉ được ở, không được kinh doanh
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tuy nhiên, lại xem xét mở rộng thêm người đứng đầu các cơ quan ngoại giao, trưởng đại diện văn phòng các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Theo đề án của Chính phủ thì sẽ có 6 nhóm người nước ngoài được phép mua nhà ở Việt Nam. Cụ thể là: Người trực tiếp hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Người có công, được tặng Huân, Huy chương hoặc Bằng khen của Thủ tướng, hoặc kỷ niệm chương do các cơ quan cấp bộ, ngang bộ trao tặng; Nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, các công nhân tay nghề cao được nước ngoài công nhận đang làm việc tại Việt Nam;

Người kết hôn với công dân Việt Nam và hiện đang sinh sống trong nước; Người được Chủ tịch nước công nhận là công dân danh dự; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không có chức năng kinh doanh bất động sản, được mua và sở hữu nhà cho người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp đó thuê để ở trong thời gian họ làm việc tại Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, trong cuộc họp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội thì các ý kiến thống nhất sẽ bỏ bớt hai nhóm nhỏ. Cụ thể là những người nhận được kỷ niệm chương, bằng khen do Bộ trưởng hoặc Mặt trận tổ quốc trao tặng. Thứ hai, những công nhân có tay nghề bậc 5 trở lên.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam thì nguyên nhân là vì nhóm này có số lượng lớn, lại thường xuyên thay đổi. Nhưng đề án cũng đang xem xét mở rộng thêm đối tượng được mua nhà là đứng đầu các cơ quan ngoại giao, trưởng văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế ở Việt Nam như Quỹ tiền tệ thế giới (IMF)…

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không có chức năng kinh doanh bất động sản, sẽ được mua và sở hữu nhà cho người Việt làm doanh nghiệp thuê. Trước đây, trong dự thảo đề án chỉ cho phép các doanh nghiệp này mua nhà để phục vụ cho người nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp trong thời gian ở Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng cho biết, tại cuộc họp cũng thống nhất một điều kiện bắt buộc là: người nước ngoài sẽ chỉ được phép mua các căn hộ chung cư tại các dự án thương mại. Không được mua biệt thự, nhà liền kề, nhà ở gắn liền với đất, do ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, người dân chỉ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cũng theo đề án thì, mỗi người nước ngoài chỉ được mua một căn nhà phục vụ nhu cầu ở, không được phép mua để kinh doanh cho thuê hoặc thuê mua, chỉ được nhượng bán lại hoặc tặng, cho trong điều kiện đã qua một năm sở hữu hoặc xuất cảnh về nước. Thời gian sở hữu nhà tối đa là 70 năm. Sau thời gian này, nếu chủ nhà muốn tiếp tục gia hạn thì phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, nếu giữ nguyên đối tượng người nước ngoài như trước đây thì sẽ có khoảng 16.000 người nước ngoài trong tổng số hơn 81.000 người đang sinh sống ở Việt Nam đủ điều kiện mua nhà.

Trong trường hợp tất cả đều mua, sẽ cần khoảng 16.000 căn hộ, với diện tích ước tính 1,6 – 2,4 triệu m2. Nếu thực hiện việc điều chỉnh đối tượng như vừa qua, theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam thì số người được mua nhà có thể giảm xuống do hai nhóm đối tượng bị loại có số lượng khá lớn.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó phòng quản lý nhà (Cục quản lý nhà, Bộ Xây dựng), ngay cả với số lượng người nước ngoài được mua nhà như ban đầu thì cũng khó gây sự đột biến trên thị trường.

Theo ông Khởi, tại các đô thị mỗi năm diện tích nhà ở tăng khoảng 35 triệu m2, riêng Hà Nội 1,5 triệu m2, TP HCM 6,5 triệu m2. Trong khi hiện tại diện tích căn hộ đang cho người nước ngoài thuê ở Hà Nội là 220.000 m2, TP HCM là 400.000 m2.

Nếu căn cứ vào con số này thì nhu cầu về nhà cho người nước ngoài khá dễ đáp ứng. Theo số liệu tổng hợp từ hai công ty tư vấn, quản lý và tiếp thị bất động sản, CB Richard Ellis và Savills Vietnam, trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2011, số căn hộ cao cấp tại Hà Nội tăng khoảng 6.000 căn, ở TP HCM là 30.000 căn.

Đến giữa năm nay sẽ có quyết định cuối cùng

Dự kiến đến hết tháng này, Uỷ ban Pháp luật sẽ làm việc với 3 địa phương có thể sẽ chịu nhiều tác động của đề án là Hà Nội, TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau đó, Nghị quyết này sẽ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và đưa và chương trình làm việc giữa năm nay.

Nguồn: Báo điện tử Gia đình