Doanh nghiệp chủ động kịch bản kinh doanh khi dịch bệnh kéo dài sang năm 2022
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Các doanh nghiệp cần xây dựng kịch bản kinh doanh cho nửa cuối năm 2021 và khả năng dịch còn kéo dài thêm 1-2 quý nữa, để có giải pháp phù hợp cho hoạt động sản xuất năm 2022.

doanh nghiệp cần xây dựng kịch bản kinh doanh năm 2022
Doanh nghiệp cần xây dựng kịch bản kinh doanh trong bối cảnh Covid-19 còn kéo dài hết quý 1/2022.

Dù gặp không ít khó khăn từ đợt dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 4, nhưng 2 doanh nghiệp lớn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đóng trú tại khu vực Hà Nội là Tổng công ty May 10 và Tổng công ty May Đức Giang đều khẳng định chưa điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

Theo báo cáo của Tổng công ty May 10, 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp này hoàn thành cơ bản mọi chỉ tiêu của Đại hội đồng cổ đông đề ra, đồng thời có đủ đơn hàng dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay ở cả 4 khu vực sản xuất của Tổng công ty tại Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình đều có khó khăn cho tổ chức sản xuất, do các địa phương này đều có ca F0.

Để đảm bảo duy trì sản xuất thông suốt, hoàn thành đơn hàng đã ký, nhất là với các đơn hàng cần giao gấp, tại khu vực sản xuất Hà Nội, May 10 đã xây dựng phương án 3 tại chỗ tại Trường cao đẳng, Trường mầm non, kỹ túc xá cho khoảng 700 người/tổng số 2.000 người lao động.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10 cho biết, dù dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, nhưng Tổng công ty vẫn chưa điều chỉnh kế hoạch, vẫn quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông nếu dịch kết thúc trong quý 3.

Tổng công ty Đức Giang cũng ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh tăng trưởng khá. 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch đặt ra, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ, đặc biệt doanh thu nội địa tăng 200%.

“Dự báo quý 3, sản xuất kinh doanh vẫn tiến triển tốt nếu quản lý được dịch bệnh, quý 4 chưa rõ ràng. Tuy nhiên năm 2021, Đức Giang dự báo hoàn thành kế hoạch đặt ra, riêng nội địa sẽ chiếm 25% doanh thu, và tăng trưởng khoảng 170%”, ông Phạm Tiến Lâm, Tổng giám đốc Tổng công ty Đức Giang thông tin.

Để sản xuất an toàn trong thời điểm này và thời gian tới, theo chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, May 10 và Đức Giang phải sẵn sàng kích hoạt các phương án trong tình trạng áp dụng Chỉ thị 16 tại các địa bàn có nhà máy. Cố gắng phục vụ được 30-40% đơn hàng.

Riêng May 10, cần xây dựng phương án kinh doanh năm 2022 với 2 kịch bản dịch hết quý 3/2021 và kịch bản kéo dài thêm 1-2 quý nữa. Nghiên cứu loại hình hợp đồng sản xuất phù hợp điều kiện kinh doanh mới, không chỉ ưu tiên làm hàng FOB.

Đối với Tổng công ty Đức Giang, Chủ tịch Lê Tiến Trường yêu cầu doanh nghiệp xây dựng nhiều kịch bản kinh doanh cho cả 5 tháng cuối năm và năm 2022, phụ thuộc vào diễn tiến dịch bệnh và khả năng khách hàng dịch chuyển do Việt Nam có dịch, đàm bảo khả năng trung hạn cho Tổng công ty về thị trường và khách hàng.