Doanh nghiệp muốn tự thỏa thuận đền bù giải phóng mặt bằng
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tự thỏa thuận nhưng đề nghị có sự hỗ trợ của chính quyền

Dự thảo xác định khó khăn và ách tắc lớn nhất trong quá trình triển khai các dự án là khâu bồi thường giải phóng mặt bằng. Các DN kinh doanh BĐS ở TP.HCM thông qua Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) nhiều lần kiến nghị, khi khối lượng giải tỏa được 80% trở lên nhưng không thỏa thuận được nữa, chính quyền hỗ trợ cưỡng chế phần còn lại.

Dự thảo sửa đổi đưa ra hai phương án đền bù GPMB: hoặc DN tự thỏa thuận với chủ đất, hoặc Nhà nước sẽ giải phóng mặt bằng và giao đất sạch cho DN thông qua một cơ quan, chẳng hạn Trung tâm khai thác và phát triển quỹ đất (TTKT-PTQĐ). Nhiều ý kiến đã nghiêng về phương án tự thỏa thuận.

Đây là ý kiến hoàn toàn trái ngược với dự đoán của nhiều người, và cũng ngược lại với ý kiến của chính quyền các địa phương. Tại buổi góp ý hôm qua, 5/5, cán bộ các quận, huyện của 22 tỉnh, thành hầu hết đều đồng tình với phương án Nhà nước giải phóng mặt bằng rồi giao đất cho doanh nghiệp.

Ngay cả Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ông Lê Hoàng Châu, cũng đồng tình với phương án này. Trong phần phát biểu của mình, ông Châu cho rằng việc Nhà nước đứng ra GPMB sẽ giúp DN tránh đối đầu với nhân dân trong đền bù, đồng thời rút ngắn được thời gian thực hiện dự án, vì đề bù GPMB chiếm rất nhiều thời gian.

Tuy nhiên các DN vẫn kèm theo đề nghị, DN tự thỏa thuận và khi đạt được khối lượng giải tỏa 80%, nếu không giải tỏa được nữa, chính quyền hỗ trợ can thiệp cưỡng chế thu hồi.

Một giá để đảm bảo công bằng

Một trong những băn khoăn của nhiều người là nếu bỏ cơ chế tự thỏa thuận, tức DN không trực tiếp đền bù mà do Nhà nước thu hồi đất, người dân có thể sẽ bị thiệt trong đền bù. Lý do là đơn vị thu hồi quỹ đất của Nhà nước có thể sẽ ép người dân, đề bù với giá thấp. Trong giờ giải lao, phóng viên VietNamNet đã đặt ra vấn đề này với Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Thế Ngọc.

Ông Ngọc cho rằng việc đền bù lâu nay theo khung giá quy định của Nhà nước, nên sẽ không có chuyện ép giá đền bù. Ông Ngọc nói rằng chính vì lâu nay DN đã đền bù với giá cao hơn nhiều so với giá Nhà nước ban hành, việc đền bù đẩy giá lên cao khiến giá nhà đất đã đi khá xa thực tế. Và vì vậy nếu Nhà nước đứng ra thu hồi đất, cũng sẽ căn cứ thực tế để đưa ra một mức giá đủ để đảm bảo người dân không thấy bị thiệt và chấp nhận.

Và đây chính là điểm âu lo của người dân khi ai có đất “dính” trong khu vực quy hoạch công trình công cộng của Nhà nước. Khi thu hồi đất trong dự án công cộng, Nhà nước đền bù với giá rất thấp so với dự án kinh doanh. Ông Lê Ngọc Tú, giám đốc công ty kinh doanh nhà Bình Dân dẫn chứng: trong cùng một khu vực nhưng đất nằm trong dự án kinh doanh được đền bù vài triệu đồgn/m2, còn đất xây trường học chỉ đền bù 250.000 đồng/m2. Ông Tú nói rằng người dân trong khu vực dự án Nhà nước bị thiệt thòi quá lớn.

Đất đai là hàng hóa

Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty kinh doanh nhà Thủ Đức, ách tắc trong khâu đền bù GPMB có nguyên nhân phần lớn là do bất hợp lý của chênh lệch địa tô. Theo ông Hiếu, đất đai là hàng hóa của thị trường đặc biệt. Việc đền bù phải xác định là mua lại đất đai theo cơ chế thị trường. Vì hiện tại không có cơ chế sở hữu tư nhân về đất đai, thì việc đền bù vẫn phải được hiểu là “mua lại quyền sử dụng mảnh đất theo hiện trạng của nó”. Ông Hiếu cho rằng như vậy mới đảm bảo công bằng và giảm thiểu ách tắc trong đền bù GPMB. 

Nguồn: Báo Điện tử VietNamNet