Dồi dào các đơn hàng xuất khẩu dệt may đến quý 3
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tuy nhiên, do tiêu thụ hàng dệt may trong nước chậm nên sản lượng quần áo tiêu thụ trong hai tháng đầu năm chậm so với cũng kỳ năm trước.

Cụ thể, quần áo cho người lớn tháng Hai đạt 149,2 triệu cái, bằng 80,6% so với tháng 02/2012, tính chung hai tháng đạt 367,7 triệu cái, tăng 0,7% so với cùng kỳ; sản xuất vải các loại tăng thấp hơn mọi năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,84 tỷ USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ.

Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Lê Tiến Trường cũng cho rằng, đơn hàng quý I, quý II của các doanh nghiệp trong ngành tương đối dồi dào, song giá cả tùy thuộc vào thị trường và khách hàng.

Ngay từ những ngày đầu năm mới, sau thời gian nghỉ Tết, hoạt động sản xuất ở nhiều doanh nghiệp dệt may đã diễn ra khẩn trương, sôi nổi. Tình trạng lao động nghỉ việc sau Tết cũng giảm hẳn so với những năm trước.

Hơn nữa, trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, việc giữ được công việc và mức thu nhập khá ổn định cũng là một trong những động lực để người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Tập doàn Dệt may Việt Nam cũng đưa ra khuyến cáo, các doanh nghiệp ngành dệt may cần tiếp tục nâng cao năng suất lao động, chú trọng sản xuất những mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cao, linh hoạt trong việc đáp ứng các đơn hàng để nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

“Doanh nghiệp có năng lực quản lý tốt, khả năng cạnh tranh, tiếp cận thị trường chính xác sẽ tiếp tục thành công” – ông Trường nói./.

Theo Vietnamplus