Đóng bảo hiểm tự nguyện cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Đây là một trong những điểm mà Nghị định 190 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về đối tượng áp dụng, quyền và trách nhiệm của các bên tham bảo hiểm xã hội tự nguyện; các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện; Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội tự nguyện và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện trên cơ sở tự nguyện mà Chính phủ mới ban hành.

Theo đó, người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng cả hai loại bảo hiểm nói trên.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được cấp sổ bảo hiểm xã hội, hưởng bảo hiểm y tế khi đang hưởng lương hưu và được phép ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bên cạnh đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu.

Mức lương hưu hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và đủ điều kiện hưởng lương hưu nói trên được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công, thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức lương tối đa là 75%.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam