Dự báo xuất khẩu hàng hoá 2 tháng cuối năm
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

1. Đối với nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản.

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 2 tháng cuối năm sẽ đạt khoảng 1,47 tỷ USD, giảm 28,7% so với cùng kỳ 2007.

+ Dầu thô. Khối lượng xuất khẩu 2 tháng cuối năm ước đạt 2,3 triệu tấn, giá bình quân là 545 USD/tấn và kim ngạch 1,25 tỷ USD giảm 23,6% về giá xuất khẩu bình quân; giảm 12,34% về lượng và giảm 33,25% về kim ngạch so với cùng kỳ 2007.

+ Than đá. Khối lượng xuất khẩu đạt khoảng 2,7 triệu tấn, kim ngạch 216 triệu USD, giảm 52% về lượng nhưng tăng 17% về kim ngạch. Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này tăng khá, tăng gấp 2,4 lần so với 2 tháng cuối năm 2007, đạt khoảng 80 USD/tấn.

2. Nhóm hàng nông, lâm sản

Cùng với sự suy giảm của giá dầu thô, giá các mặt hàng nông, lâm sản trên thị trường thế giới giảm mạnh cũng tác động không nhỏ làm giảm kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản của nước ta trong 2 tháng cuối năm và cả năm 2009. Cụ thể:

+ Gạo. Khối lượng gạo xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt gần 4,1 triệu tấn với kim ngạch 2,6 tỷ USD, giảm 6,8% về lượng nhưng tăng 83,4% về trị giá so với cùng kỳ 2007. Dự kiến khối lượng gạo xuất khẩu 2 tháng cuối năm đạt khoảng 700 ngàn tấn với kim ngạch 287 triệu USD, tăng gấp đôi về lượng và trị giá so với cùng kỳ với giá xuất khẩu trung bình đạt khoảng 410 USD/tấn, giảm 35% so với giá xuất khẩu trung bình 10 tháng đầu năm nay. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu cả năm nay sẽ đạt khoảng 4,8 triệu tấn, tăng 245 ngàn tấn so với năm 2007.

Do nhu cầu mua gạo trên thế giới tạm thời chững lại, giá nhiều mặt hàng nông, lâm sản đồng loạt giảm mạnh, nguồn cung gạo cho xuất khẩu ở nhiều nước như Thái Lan, Việt Nam tăng đã khiến giá gạo trên thế giới giảm mạnh.

Hiện nay, cả nước cơ bản đã thu hoạch xong vụ lúa mùa với sản lượng đạt gần 9 triệu tấn thóc, đưa sản lượng thóc cả năm ước đạt 38,6 triệu tấn, tăng 2,6 triệu tấn so với năm 2007.

Với khối lượng gạo xuất khẩu cả năm nay của cả nước ước đạt khoảng 4,8 triệu tấn, tiêu thụ trong nước gần 19,2 triệu tấn thì lượng gạo tồn kho tính đến cuối năm nay sẽ vào khoảng 4,7 triệu tấn. Nếu trừ đi lượng gạo tiêu thụ trong nước trong 3 tháng đầu năm 2009 (trước khi các tỉnh phía Nam thu hoạch vụ lúa Đông Xuân) thì lượng gạo dành cho xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2009 không phải là nhiều. Trong bối cảnh giá thế giới đang giảm mạnh và đứng ở mức rất thấp. Để ngăn không cho giá gạo xuất khẩu giảm và để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2009, cần có chính sách hỗ trợ về vốn, về lãi suất cho các doanh nghiệp, giúp thu mua hết thóc cho nông dân.

+ Cà phê. Hiện nay các tỉnh Tây Nguyên đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2008/09, nguồn cung cà phê cho xuất khẩu được bổ sung, nhưng do giá tạm thời giảm mạnh sẽ khiến khối lượng xuất khẩu sẽ bị hạn chế. 10 tháng đầu năm nay cả nước đã xuất khẩu được khoảng 805 ngàn tấn cà phê với kim ngạch 1,69 tỷ USD, giảm 21% về lượng và tăng 9,2% về trị giá so với cùng kỳ 2007. Dự báo 2 tháng cuối năm, xuất khẩu mặt hàng này đạt 180 ngàn tấn với kim ngạch 275 triệu USD, giảm 16,7% về lượng và giảm 25,8% về trị giá so với cùng kỳ 2007. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng này đạt 1.528 USD/tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ 2007 và giảm 27,2% so với giá xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm.

+ Cao su. 10 tháng đầu năm nay xuất khẩu cao su của cả nước đạt hơn 510 ngàn tấn, kim ngạch gần 1,4 tỷ USD, giảm 10% về lượng và tăng 28% về trị giá so với cùng kỳ 2007. 2 tháng cuối năm xuất khẩu cao su ước đạt 125 ngàn tấn với kim ngạch 250 triệu USD, giảm 14,8% về lượng và giảm 20,5% về trị giá so với cùng kỳ 2007; giá xuất khẩu bình quân đạt khoảng 2.000 USD/tấn, giảm 6,4% so với cùng kỳ 2007 và giảm gần 26% so với giá xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm nay.

Giá cao su xuất khẩu giảm mạnh, nhiều hợp đồng xuất khẩu bị phía đối tác huỷ, lãi suất vay vốn ngân hàng cao đang gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su. Không như các mặt hàng nông lâm sản khác, do cao su gắn liền với sản xuất công nghiệp và giá cao su tổng hợp, nên việc kinh tế thế giới suy giảm cũng sẽ khiến tiêu thụ mặt hàng này giảm mạnh kể cả trong trung hạn. Do vậy, dự báo giá các mặt hàng này khó có thể phục hồi mạnh trở lại được.

+ Nhân điều. 10 tháng đầu năm xuất khẩu mặt hàng này đạt 138 ngàn tấn với kim ngạch 777 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và tăng 47% về trị giá so với cùng kỳ 2007. Dự báo xuất khẩu 2 tháng cuối năm sẽ khoảng 26 ngàn tấn với kim ngạch 143 triệu USD, giảm 8,29% về lượng và tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳ 2007; giá xuất khẩu bình quân đạt 5.500 USD/tấn, tăng 20,5% so với cùng kỳ 2007, nhưng lại giảm 2,5% so với giá xuất khẩu trung bình 10 tháng đầu năm nay.

+ Thuỷ sản. Bắt đầu từ tháng 6 đến nay kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta đã tăng khá mạnh, với mức tăng gần 40%. Tính chung 10 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 3,83 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ 2007. Về thị trường, 9 tháng đầu năm nay EU vẫn là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của nước ta, chiếm đến 44% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 848 triệu USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ 2007. Đặc biệt, xuất khẩu sang 2 thị trường Nga và Ukraina tăng rất mạnh, tăng lần lượt 2,3 lần và 3,4 lần.

Xuất khẩu thuỷ sản từ đầu năm đến nay đạt khá chủ yếu là nhờ xuất khẩu mặt hàng cá tra và cá ba sa tăng mạnh, 9 tháng đầu năm nay tăng tới 52% về kim ngạch, đạt khoảng 1,1 tỷ USD, gần bằng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm. Trong khi xuất khẩu cá tra tăng mạnh thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm chỉ tăng nhẹ, tăng có 9,1%, đạt 1,2 tỷ USD.

Do nguồn cung cá tra, cá ba sa cho xuất khẩu đã giảm, giá có xu hướng giảm nhẹ, nên dự báo tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2 tháng cuối năm sẽ giảm, chỉ tăng 13,6% so với cùng kỳ 2007, đạt khoảng 780 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 9 và 9 tháng năm 2008

Khu vực/ Thị trường T9/08 (USD) so T8/08 (%) so T9/07 (%) 9T/08 (USD) so 9T/07 (%)
Khu vực EU 115.767.845 -3,12 51,45 848.342.934 28,31
 Đức  20.619.580 0,97 70,24    146.430.364 35,84
 Italia  11.885.371 -10,29 12,54    123.753.700 36,05
 Tây Ban Nha  11.733.278 -28,50 12,99    123.054.177 22,66
 Hà Lan  13.202.815 -10,73 41,24    105.137.750 10,44
 Bỉ  11.721.831 -3,95 56,45      79.706.394 24,06
 Pháp     9.053.320 -11,29 44,80      68.558.012 47,09
 Ba Lan  15.666.991 46,05 78,77      57.397.303 -14,06
 Anh     7.131.381 -6,43 50,49      48.834.279 41,74
 Bồ Đào Nha     3.210.730 3,98 54,09      22.025.130 67,52
 Đan Mạch     2.503.173 -2,90 33,95      15.759.563 19,65
 Litva     3.025.474 -7,47 *      13.692.112 *
 Thuỵ Điển     1.131.574 -14,71 26,43      10.559.613 20,03
 Hy Lạp        552.788 -49,74 -13,88        9.190.788 17,68
 Rumani     2.142.916 135,94 2.466,37        6.509.263 567,08
 CH Séc        782.139 53,27 80,60        6.137.714 98,95
 CH Síp        552.724 134,98 461,08        3.820.102 119,94
 Phần Lan        159.208 23,38 314,17        1.486.132 54,56
 Latvia        131.500 -37,49 *        1.471.330 *
 Hungari          52.488 -22,12 -51,16        1.259.237 128,03
 Cộng hoà áo        133.886 -44,91 -6,72        1.215.183 -22,32
 Slovenhia        148.327 * 15,06           733.101 -44,84
 Slovakia          54.560 -17,78 -2,75           526.980 5,57
 Estônia        121.416 279,51 39,61           420.378 -13,33
 Manta          50.375 85,13 *           376.435 118,59
 CH Ailen           287.894 -41,98
 Nhật Bản  72.008.799 -10,06 -7,86    611.422.018 15,70
 Mỹ 100.394.730 13,31 74,12    533.044.515 0,77
 Hàn Quốc  22.151.843 -36,59 -9,72    235.032.068 29,61
 Nga  25.603.885 -6,46 193,99    176.427.308 132,68
 Ucraina  21.819.956 -0,49 257,57    121.201.633 238,42
Khu vực ASEAN 16.948.721 -1,62 18,08 146.501.545 12,16
 Singapore     5.392.136 -4,70 34,88      46.964.406 18,05
 Thái Lan     6.263.092 32,14 16,01      46.777.342 28,17
 Malaixia     2.301.016 -29,25 -23,84      33.160.660 -19,79
 Campuchia     1.132.783 -33,21 -8,06        8.683.749 19,44
 Philippine     1.015.891 -17,99 74,26        7.300.969 76,83
 Inđônêxia        815.969 26,91 578,13        3.278.469 105,32
 Lào          27.834 * *           335.950 *
Một số thị tr­ường khác 302.463.721 -3,53 34,28 2.131.139.624 20,07
 Ôxtrâylia  11.420.686 15,95 -23,53      94.382.842 -2,19
 Đài Loan  12.390.344 -10,54 195,42      88.707.684 5,39
 Canada  12.561.356 7,35 -9,42      80.184.600 8,99
 Hồng Kông     5.922.286 -9,59 0,76      58.056.449 -11,50
 Trung Quốc     9.504.798 -5,29 99,84      55.399.250 7,99
 Thuỵ Sỹ     1.856.668 -34,98 -41,91      24.060.110 -9,44
 TVQ Arập TN     1.969.052 -4,00 3,11      21.918.060 9,11
 Arập Xêút     2.914.342 65,36 *      20.444.712 8.026,75
 Niudilân        808.359 33,09 36,54        4.969.530 23,86
 Nam Phi        209.349 -61,18 -35,29        1.389.282 57,36
 Na Uy        138.633 3,37 -2,11        1.143.438 44,08
 Irắc        605.789 235,11 1.882,42        1.133.541 321,40
 Achentina                 –   -100,00 -100,00           894.715 241,59
 Thổ Nhĩ Kỳ                 –   -100,00 *           722.383 *
 Aixơlen        182.846 -36,15 *           605.486 84,18

3. Nhóm hàng chế biến, hàng công nghiệp, thủ công mỹ nghệ.

Khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế toàn cầu suy giảm tốc độ tăng trưởng, đặc biệt một số nền kinh tế lớn và cũng là thị trường xuất khẩu chủ lực nhóm hàng này của nước ta có nguy cơ rơi vào suy thoái. Điều này sẽ tác động rất lớn đến xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ của nước ta.

+ Dệt may. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm đạt 7,64 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ 2007. Xuất khẩu hàng dệt may sẽ khó khăn hơn, nhất là sang thị trường Mỹ do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Việc nhập khẩu NPL dệt may, vải, sợi tăng chậm lại rõ rệt trong thời gian gần đây chính là tín hiệu cảnh báo về xu hướng này. Dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may 2 tháng cuối năm chỉ đạt khoảng 1,41 tỷ USD, tăng 0,83%, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 9,05 tỷ USD, tăng 16,8% so với năm 2007.

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 9 tháng năm 2008

Thị trư­ờng Tháng 9/08 (USD) So T8 (%) So T9/07 (%) 9T/08 (USD) So cùng kỳ (%)
Tổng 831.552.094 -9,3 29,5 6.842.359.568 20,2
Mỹ 469.288.364 -9,8 23,5 3.906.372.692 17,8
EU 126.320.961 -20,3 14,0 1.262.502.872 17,7
Nhật Bản 74.853.662 -8,7 17,9 600.750.125 14,8
CHLB Đức 30.206.661 -17,4 20,6 294.641.842 9,7
Anh 32.054.686 -18,0 8,3 234.679.616 17,4
Đài Loan 33.861.246 13,8 107,3 194.546.097 66,0
Tây Ban Nha 12.384.630 -25,7 136,2 155.399.427 68,7
Canada 15.318.491 -25,5 64,0 132.106.962 33,5
Hà Lan 11.412.003 -5,3 37,4 111.738.859 21,7
Pháp 8.707.153 -19,5 -17,5 110.015.398 2,5
Hàn Quốc 16.781.495 -10,4 90,0 98.282.954 66,9
Bỉ 5.457.163 -40,7 -41,9 82.516.324 -2,3
Italia 5.063.375 -40,6 24,6 77.503.861 22,0
Nga 4.379.173 -63,8 39,1 69.351.730 28,2
Thổ Nhĩ Kỳ 4.018.525 -49,8 0,7 43.354.153 49,5
Trung Quốc 5.669.071 -9,7 -11,1 42.203.225 39,2
CH Séc 3.833.836 -27,5 0,9 40.269.837 10,4
Thuỵ Điển 3.245.938 -22,3 15,2 31.317.868 36,4
Đan Mạch 2.394.962 -19,8 12,4 30.106.494 32,9
Hồng Kông 3.199.289 -27,5 22,3 29.589.969 18,9
UAE 4.475.450 24,0 90,0 27.456.705 23,2
Inđônêxia 2.795.604 -35,0 2,9 25.721.652 35,0
Ucraina 4.306.398 74,6 151,6 25.459.481 107,5
Campuchia 2.473.307 15,2 18,1 24.803.806 15,9
Ôxtraylia 2.321.241 -18,0 18,7 24.390.899 39,0
Malaixia 2.154.174 -26,3 29,9 23.124.945 16,8
Singapore 2.999.235 13,9 27,9 20.444.457 3,3
Arập Xê út 2.655.274 -24,4 1,2 20.330.189 14,9
Ba Lan 2.572.326 -25,6 2,9 19.362.686 2,0

+ Giầy dép. 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu giầy dép đạt 3,75 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ 2007.

Dự kiến 2 tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt khoảng 660 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ 2007 đưa kim ngạch cả năm đạt 4,41 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2007.

Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam 9 tháng năm 2008

Thi trường Tháng 9/08 (USD) So T8 (%) So T9/07 (%) 9 tháng/08 (USD) So cùng kỳ (%)
Mỹ 93.261.858 5,4 36,1 760.177.465 13,8
EU: 137.929.802 -27,0 15,2 1.824.363.879 16,1
Anh 41.575.019 -19,9 4,0 426.153.730 8,1
Đức 17.532.087 -27,7 17,6 284.508.286 12,7
Hà Lan 29.125.350 18,1 33,3 270.643.223 35,1
Bỉ 12.028.508 -37,2 -6,7 220.166.298 8,8
Italy 8.533.327 -41,0 -7,4 165.561.942 10,4
Tây Ban Nha 11.962.742 -46,9 74,2 147.798.320 62,5
Pháp 6.863.364 -42,6 -5,4 142.278.631 0,0
Thuỵ Điển 3.059.560 -45,8 16,6 46.658.880 15,1
áo 2.387.453 -37,9 71,3 40.999.922 27,3
Slôvakia 431.375 -86,2 -26,5 18.742.985 50,3
Hy Lạp 1.737.721 -16,3 197,9 16.454.775 21,7
Đan Mạch 654.579 -37,9 17,1 14.010.725 12,1
Nhật Bản 8.290.440 -27,2 20,5 97.068.991 9,4
Trung Quốc 9.928.947 -13,4 -13,3 77.010.122 72,7
Canada 5.629.431 -47,4 25,4 68.748.765 13,8
Hàn Quốc 5.187.472 -16,1 72,8 46.739.863 24,2
Hồng Kông 3.873.406 -28,4 77,4 36.171.816 -3,5
Braxin 3.374.165 -25,2 85,4 31.719.660 85,7
Australia 4.787.872 61,6 61,2 30.680.215 21,1
Đài Loan 3.840.877 -3,1 44,7 29.615.760 8,2
Nga 552.928 -54,0 -3,9 27.395.526 78,0
Nam Phi 2.945.415 -29,3 -25,5 25.420.891 -13,9
Achentina 1.686.762 -15,1 92,9 15.254.341 117,3
TVQ ả Rập 1.754.302 32,3 313,2 14.740.766 21,7
Thuỵ Sỹ 620.009 -63,0 -11,6 14.560.204 14,2
Malaysia 998.354 -43,5 19,6 13.717.044 -8,0
Thổ Nhĩ Kỳ 177.402 -76,7 -52,0 12.680.580 40,8
Na Uy 85.678 -89,4 -65,2 7.650.202 24,9

+ Sản phẩm gỗ. 10 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,273 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ 2007.

Dự báo kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ 2 tháng cuối năm đạt khoảng 450 triệu USD, giảm 6,64% so với cùng kỳ 2007 đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm đạt 2,72 tỷ USD, tăng 13,14%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đã đề ra.

Một số giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy xuất khẩu:

+ Hỗ trợ về vốn với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp thu mua hàng nông, lâm sản phục vụ xuất khẩu trong bối cảnh giá thế giới giảm mạnh do nhu cầu tạm thời xuống thấp, trong khi ở một số mặt hàng đang bước vào vụ thu hoạch, lượng tồn kho trong dân lớn, những mặt hàng cần được ưu tiên về vốn hiện nay là gạo, cà phê, cao su.

+ Giữ vững thị trường xuất khẩu, tập trung ở những mặt hàng thiết yếu, giá rẻ.

+ Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu.

+ Thực hiện chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Do đồng USD tăng giá mạnh trên thị trường thế giới, trong khi tỷ giá USD/VND vẫn khá ổn định sẽ làm giảm sức cạnh tranh đối với hàng hoá xuất khẩu của nước ta. So với đầu năm, tỷ giá của VND so với đồng Euro đã giảm 9%; Bảng Anh giảm 15,6%; Đô la Australia giảm 20,3%; Đô la Canada giảm 12,7%.

Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu trong quý IV/2008 của Bộ Công thương:

+ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất kịp thời các chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để tháo gỡ khó khăn về vốn, tín dụng cho các doanh nghiệp và nông dân, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu trọng yếu.

+ Ngân hàng Nhà nước tiếp tục xem xét cắt giảm lãi suất tiền đồng Việt Nam để kích cầu và thúc đẩy sản xuất.

+ Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan kịp thời giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp về thủ tục hành chính, hải quan liên quan đến hoạt động xuất khẩu đồng thời phối hợp với các bộ ngành liên quan theo dõi sát tình hình thị trường giá cả để điều chỉnh linh hoạt thuế xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng trọng yếu để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong bối cảnh thị trường tiêu thụ chậm, tồn kho ở mức cao.

+ Các bộ, ngành theo dõi sát, có biện pháp để phòng tích cực trước tình hình khủng hoảng tài chính của Mỹ và thế giới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo, phát hiện kịp thời và có biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật do các nước đưa ra để hạn chế hàng xuất khẩu của Việt Nam, nâng cao nghiệp vụ buôn bán quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, tăng nguồn thu ngoại tệ.

+ Các cơ quan chức năng, các hiệp hội ngành hàng phát huy vai trò liên kết, chủ động phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh xuất khẩu để tăng trưởng xuất khẩu và tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.

+ Về phía sản xuất, các doanh nghiệp cần đa dạng hoá các thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào thị trường truyền thống và mở thêm các thị trường mới. 

Nguồn: www.tinthuongmai.vn