Giải pháp xuất khẩu 6 tháng cuối năm: Tập trung vào các thị trường lớn
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tập trung xử lý tốt một số vấn đề ở các khu vực thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, là một trong những trọng tâm chính để xuất khẩu bền vững 6 tháng cuối năm 2021.

Đóng gói dừa tươi xuất khẩu đi Mỹ tại Nhà máy sản xuất dừa tươi Kim Thanh – Bến Tre
Đóng gói dừa tươi xuất khẩu đi Mỹ tại Nhà máy sản xuất dừa tươi Kim Thanh – Bến Tre thuộc Vina T&T Group.

Tập trung xử lý tốt một số vấn đề ở các khu vực thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU; phối hợp với các Bộ, ngành xử lý tốt vấn đề về truy xuất nguồn gốc và bảo đảm chất lượng sản phẩm nông sản của Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của các nướclà giải pháp vừa được Bộ Công Thương nhấn mạnh để xuất khẩu bền vững 6 tháng cuối năm 2021. 

6 tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao, tăng 28,4% (tăng 0,2% so với cùng kỳ 2020), tăng trưởng đồng đều ở hai nhóm hàng chính là nhóm hàng công nghiệp chế biến và nhóm hàng nông, thủy sản.Đà tăng trưởng này tập trung ở mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, đáng chú ý, xuất khẩu hàng dệt may và da giày có sự phục hồi rõ nét trở lại với mức tăng trưởng cao trên hai con số.

Đặc biệt, xuất khẩu sang EU hay sang các thị trường đối tác mới trong CPTPP tăng tích cực, chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước đã tận dụng tốt các cơ hội từ các FTA để thúc đẩy xuất khẩu.

Tuy nhiên, để phát triển xuất khẩu bền vững trong giai đoạn tới, Bộ Công Thương cho rằng, để phát triển xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, ngoài việc bám sát và khẩn trương triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành hữu quan cần tập trung xử lý tốt một số vấn đề ở các khu vực thị trường lớn, đặc biệt là với Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU.

Đây là nhóm các thị trường chủ lực, quyết định đến tăng trưởng xuất khẩu của nhiều ngành hàng lớn. Các DN tiếp tục bám sát thị thị trường, hoàn tất các đơn hàng đã ký với đối tác.

Kết quả xuất khẩu 6 tháng đầu năm tại các thị trường kể trên đã có mức tăng trưởng tích cực, dù DN chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh Covid-19. 

Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu cho thấy, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 45,1 tỷ USD, tăng 43,3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 24,6 tỷ USD, tăng 25,1%; thị trường EU đạt 19,3 tỷ USD, tăng 17,4%; thị trường ASEAN đạt 13,8 tỷ USD, tăng 26,3%; Hàn Quốc đạt 10,5 tỷ USD, tăng 15,2%; Nhật Bản đạt 9,9 tỷ USD, tăng 6,9%.

Cả nước đã ghi nhận  25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 88,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58%).

Trong đó điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 25,1 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 23,7 tỷ USD, tăng 22,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 17 tỷ USD, tăng 63,4%; hàng dệt và may mặc đạt 15,2 tỷ USD, tăng 14,9%; giày dép đạt 10,4 tỷ USD, tăng 27,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,1 tỷ USD, tăng 61,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 5,4 tỷ USD, tăng 42,8%.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng lưu ý các địa phương cũng tập trung xây dựng phát triển thương hiệu đối với các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh, phối hợp với các Bộ, ngành xử lý tốt vấn đề về truy xuất nguồn gốc và bảo đảm chất lượng sản phẩm nông sản của Việt Nam bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của các nước.