Giảm nhập siêu, chặng đường dài
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tuy nhiên, dù Tổng sơ đồ điện VI tới đây sẽ tập trung nhiều vào phát triển các nhà máy nhiệt điện than hay một loạt các nhà máy nhiệt điện than được khởi công xây dựng sau khi hợp đồng nói trên được hoàn tất, nhưng những thiết bị lọc bụi tĩnh điện mà Lilama 69-2 sản xuất hiện nay đều được xuất khẩu 100%, trong khi các dự án nhiệt điện than trong nước lại đang nhập khẩu 100% các “chi tiết tinh” của thiết bị, máy móc phát điện.

Câu chuyện xuất khẩu của Lilama 69-2 chỉ là một ví dụ rất nhỏ trong việc “thích mua hàng ngoại”, nhưng đủ thấy rằng, việc giảm nhập siêu trên con đường tiến tới cân bằng cán cân xuất – nhập khẩu không phải là chuyện sẽ làm được trong ngày một, ngày hai, dẫu đó đang là chủ đề “nóng nhất” được Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm trong quá trình tìm kiếm các giải pháp để nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

Trong 10 tháng qua, xuất khẩu cả nước đạt kim ngạch 39 tỷ USD, tăng 18,6%, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu cả nước cũng đạt con số 47,9 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ. Bộ Công Thương thừa nhận rằng, nhập khẩu tiếp tục gia tăng và đứng ở mức cao, thậm chí cao hơn nhiều so với kế hoạch cả năm. Với mức thâm hụt thương mại trong 10 tháng qua la

8,9 tỷ USD, chiếm 22,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tình trạng nhập siêu cũng trở thành chủ đề nóng tại diễn đàn của Quốc hội khi bàn tới vấn đề tăng trưởng kinh tế.

Theo một chuyên gia về hội nhập quốc tế, việc điều hành hoạt động xuất – nhập khẩu trong những tháng còn lại của năm nay và năm 2008 sẽ còn gặp phải tình trạng “thuận ít, khó nhiều”. Theo chuyên gia này, kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh thời gian qua và dự báo còn tiếp tục tăng trong năm 2008 là do sự tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, có việc thực hiện lộ trình giảm thuế theo Chương trình CEPT/AFTA trong khối ASEAN đã bước sang giai đoạn mà thuế nhập khẩu các mặt hàng được giảm còn 0-5% kể từ năm 2006 hay Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) cũng có sự giảm thuế mạnh đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam trong hai năm trở lại đây đang có sự tăng trưởng mạnh, gián tiếp đòi hỏi việc nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cho các dự án này cũng phải tăng theo. Cụ thể là, 9 tháng đầu năm, trong số 42,9 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu thì nhập khẩu máy móc thiết bị là 7,227 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 16,9%; nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất và lưu thông trong nước, cho đầu tư phát triển sản xuất, cho sản xuất hàng xuất khẩu ước tính là 34,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 79,6%. Lẽ dĩ nhiên, việc phụ thuộc vào nguyên, nhiên liệu từ bên ngoài trong điều kiện giá dầu mỏ thế giới tăng mạnh thời gian gần đây cũng được xem là một tác nhân không nhỏ ảnh hưởng tới việc gia tăng kim ngạch nhập khẩu.

Mặc dù Bộ Công Thương đánh giá là chưa có biểu hiện bất hợp lý giữa nhập khẩu cho sản xuất, đầu tư với nhập khẩu cho tiêu dùng, nhưng những quan ngại của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu về khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhằm lành mạnh hoá cán cân thương mại không hề ít.

Thực tiễn cho thấy, thị trường mới cho hàng xuất khẩu chưa thực sự có sự đột phá đáng kể nào, trừ trường hợp Nga trở thành thành viên của WTO trong quý I/2008. Trong khi đó, kỳ vọng về việc tăng trưởng nhanh của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực lại chưa được như mong đợi. Các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su được các chuyên gia cho là khó có thể tạo ra sự tăng trưởng “đột ngột” về kim ngạch xuất khẩu, bởi có mặt hàng chỉ được xuất khẩu có giới hạn như gạo, có mặt hàng đã đạt mức xuất khẩu kịch trần. Mặt hàng thuỷ sản tuy được xem là có cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhưng lại đang gặp thách thức trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu, khả năng đạt 9,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 cũng được xem là phải nỗ lực phấn đấu rất nhiều, khi năm nay chỉ có thể đạt mức 7,6 – 7,8 tỷ USD.

Cùng với những thực tế nêu trên, việc tìm ra các giải pháp cụ thể để giảm nhập siêu đang ngày càng trở nên bức xúc. Để làm được điều này, vấn đề tăng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, phát triển đồng bộ công nghiệp phụ trợ được các chuyện gia thương mại nhắc tới như những lối thoát thực tế. Tuy nhiên, cần phải nói thêm là, trước khi Bộ Công Thương được thành lập, rất nhiều quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đã được đề xuất, nhưng chưa đi đến kết quả như mong đợi, bởi các chính sách kèm theo không có sự gắn kết mật thiết giữa động viên sản xuất trong nước với khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất trong nước.

Theo Báo Đầu tư