Hải Dương thu hút gần 90 triệu USD vốn FDI
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, trong 2 tháng đầu năm 2021, Hải Dương thu hút được 87,3 triệu vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020.

Đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh tỉnh Hải Dương đang phải chạy đua với thời gian để chiến thắng dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể, cấp mới cho 4 dự án với số vốn đăng ký 46 triệu USD (2 dự án ngoài KCN, với số vốn 20,2 triệu USD, 02 dự án trong KCN với số vốn 25,8 triệu USD). Điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 06 lượt dự án với số vốn tăng thêm 41,3 triệu USD (2 dự án ngoài KCN 3,3 triệu USD; 4 dự án trong KCN với vốn tăng thêm 38 triệu USD). Các dự án cấp mới thu hút tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo chiếm 99,3%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 0,7% tổng vốn đầu tư. Đó là, dự án nhà máy sản xuất mỹ phẩm General Glory Việt Nam (20,02 triệu USD) và dự án thành lập Công ty TNHH Công nghệ WELCO Việt Nam để sản xuất, gia công và lắp ráp bảng mạch điện tử (25,8 triệu USD).

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Hải Dương có 481 dự án FDI cấp mới, với tổng vốn thu hút cả cấp mới và tăng thêm 9,019 tỷ USD. Tổng lũy kế vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI đạt 6,085 tỷ USD. Thu hút trên 200.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác.

Ông Nguyễn Đình Kiêm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương khẳng định, khẳng định, thu hút FDI của tỉnh tăng 25% ngay từ đầu năm 2021 là do nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào nền kinh tế Việt Nam, cũng như môi trường đầu tư ở Hải Dương. Trong thu hút đầu tư, ngành chức năng Hải Dương luôn tuân thủ quy định của pháp luật; đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục. Cùng với đó là sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh Hải Dương trong việc vừa thực hiện biện pháp phòng, chống đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, đồng thời triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch tại dây chuyền sản xuất Công ty TNHH Best Facific Việt Nam (khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền)
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch tại dây chuyền sản xuất Công ty TNHH Best Facific Việt Nam (khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền)

Từ đó, góp phần giúp nhà đầu tư nước ngoài thấy được Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Hải Dương nói riêng có môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Tỉnh xác định, nhà đầu tư nước ngoài đang có dự án trên địa bàn tỉnh sẽ là cầu nối–giới thiệu, quảng bá những mặt tích cực cho các nhà đầu tư khác.

Những năm qua, các dự án FDI đã tạo giá trị gia tăng cao, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị xuất khẩu và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm nghìn lao động trực tiếp. Sản phẩm của các doanh nghiệp FDI là nguồn xuất khẩu chính của tỉnh. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là may mặc, sản phẩm và linh kiện điện tử, dây điện và cáp điện. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn 2016 – 2020 chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, có đóng góp lớn vào tổng thu ngân sách địa phương.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, trong giai đoạn 2016 – 2020, toàn tỉnh đã tiếp nhận 212 dự án FDI mới và gần 200 lượt dự án FDI tăng vốn để mở rộng sản xuất. Tổng vốn FDI đầu tư vào tỉnh trong 5 năm qua đạt gần 2,8 tỷ USD. Quy mô vốn đầu tư FDI tương đối đồng đều, trung bình 10 triệu USD/dự án. So với giai đoạn 2011 – 2015, số lượng dự án FDI mới tăng gấp 1,7 lần, tổng vốn FDI tăng thêm cao gấp gần 1,5 lần. Các dự án đầu tư FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp (chiếm 81,5% vốn đăng ký). Ngành nghề đầu tư chủ yếu là sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và linh kiện điện tử, sản xuất hàng may mặc, cơ khí chế tạo, kinh doanh hạ tầng KCN…

Ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các doanh nghiệp FDI trong KCN Đại An
Ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các doanh nghiệp FDI trong KCN Đại An

“Tuy Hải Dương đang chịu ảnh hưởng khá lớn từ đại dịch Covid-19 khi đang phải giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhưng trong chiến lược tương lai, Hải Dương vẫn xác định phát triển công nghiệp, thu hút FDI là then chốt, ưu tiên. Cùng với đó, tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Hải Dương sẽ tập trung thu hút đầu tư hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp đồng bộ, hiện đại. Chủ động thu hút vốn FDI có chọn lọc và ưu tiên các dự án có trình độ công nghệ cao, công nghệ mới, sử dụng hiệu quả tài nguyên, đóng góp lớn cho ngân sách. Đồng thời, quan tâm đến công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiệu quả xúc tiến đầu tư”, ông Kiêm nhấn mạnh.