Hạn chế tình trạng không quốc tịch
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.


Bên cạnh những vấn đề lớn đã được thảo luận qua nhiều cuộc họp, tại buổi làm việc ngày hôm qua, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã đề nghị các thành viên Ban soạn thảo quan tâm tới tình trạng người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Theo quy định tại Điều 8 Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có  quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam“. Tuy nhiên, trên thực tế, do hoàn cảnh nước ta trải qua nhiều năm chiến tranh nên tình trạng người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam tương đối nhiều. Trong những năm qua, do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, việc đề xuất các biện pháp giải quyết cho số cư dân này nhập quốc tịch Việt Nam chưa được mạnh dạn đề xuất. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi và nghĩa vụ công dân của bộ phận cư dân này. Bên cạnh đó, do đặc điểm nước ta trong những năm gần đây có sự điều chỉnh đường biên giới với các nước láng giềng, dẫn đến có những bộ phận dân cư là công dân nước ngoài đang sinh sống ổn định trên lãnh thổ nước ta muốn có quốc tịch Việt Nam, nhưng việc giải quyết vấn đề này rất chậm vì phải theo thủ tục nhập quốc tịch trong khi các điều kiện, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam rất phức tạp. “Nhiều người là đồng bào dân tộc, không biết chữ để làm đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam” – Thứ trưởng Hoàng Thế Liên đưa ra một ví dụ. Vì vậy, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên, đồng thời là Phó Trưởng ban Soạn thảo dự án Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi đề nghị các thành viên Ban Soạn thảo tán thành với quy định “cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được có hoặc nhập quốc tịch Việt Nam” theo quy định của Luật sửa đổi lần này.

Theo chương trình dự kiến, dự án Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi sẽ tiếp tục được chỉnh lý, xin ý kiến các Bộ, ngành và trình Chính phủ trong thời gian tới.

Nguồn: Cổng thông tin Bộ Tư pháp