Hình thành mặt bằng lãi suất mới
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Hàng loạt NH giảm lãi suất đầu ra

Ngay sau khi thông tin trên được công bố, NH Thương mại Cổ phần Ngoại thương VN đã công bố giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% – 1%/năm so với mức lãi suất cho vay tối đa là 21%/năm. NH Đầu tư và Phát triển VN, NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng lãi suất cho vay thông thường tối đa 20%/năm, riêng lãi suất cho vay đối với những lĩnh vực ưu tiên là 18,2%/năm và 19,2%/năm… Đặc biệt, NH Thương mại Cổ phần Kỹ thương VN (Techcombank) đưa ra chính sách vay vốn ưu đãi đối với doanh nghiệp thu mua nông sản và nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, lãi suất VNĐ giảm 0,5%-1%.

Theo ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng giám đốc Techcombank, NH giảm lãi suất cho vay nhằm giảm bớt chi phí vay vốn cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, góp phần tăng trưởng kinh tế. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc NH Thương mại Cổ phần Á Châu, cũng cho biết NH này đang xem xét lại các khoản vay của khách hàng để giảm lãi suất xuống dưới 21%/năm.

Hạ lãi suất tiết kiệm

Cách đây một tháng, SBV đã tăng thêm 5,2%/năm đối với lãi suất của 23.000 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc. Ngày 1-9, SBV tăng lãi suất dự trữ bắt buộc thêm 2,4%/năm đã gánh vác được 0,2% chi phí; phần nào giảm thêm chi phí huy động vốn của các NH. Đây là điều kiện để các NH giảm thêm lãi suất đầu ra. Theo các chuyên gia, hiện có khoảng 7 NH đã giảm lãi suất cho vay. Nhiều khả năng các NH này sẽ tăng được thị phần. Để bảo đảm sức cạnh tranh, các NH nhỏ phải hạ lãi suất huy động vốn, từ đó giảm lãi suất đầu ra.

Ông Võ Văn Châu, Tổng Giám đốc NH Phương Đông, cho biết NH đang xem xét kế hoạch huy động vốn và sẽ giảm 1,2% lãi suất tiết kiệm ngay trong tuần này. Tổng Giám đốc NH Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) Phạm Tuấn Tú cũng đang tính toán chi phí đầu vào, dự kiến sẽ giảm thêm lãi suất tiết kiệm 0,5%/năm. Nhiều NH khác cũng đã chuẩn bị phương án giảm lãi suất đầu vào trong thời gian tới.

Cần giảm thêm chi phí đầu vào cho NH nhỏ

Tuy nhiên, các NH nhỏ hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ từ SBV nên chi phí đầu vào vẫn cao. Nguyên nhân chính là các NH lớn có số lượng giấy tờ có giá quá lớn nên trúng thầu vay được vốn của SBV, lãi suất 15%/năm rồi cho các NH khác vay lại với lãi suất 21%/năm, đồng thời có thêm nguồn vốn giá “mềm” từ các tổ chức tài chính quốc tế. Trong khi, SBV tái cấp vốn lại khá hạn chế. NH nhỏ chủ yếu huy động vốn từ dân cư với lãi suất khoảng 18,5%/năm nên khó có thể giảm lãi suất cho vay. Lãnh đạo một số NH thương mại cho rằng SBV nên phân bổ hài hòa các nguồn vốn hoặc điều chỉnh lãi suất vay vốn NH bạn dưới 21%/năm. Khi đó, các NH nhỏ giảm thêm chi phí đầu vào, đưa mặt bằng lãi suất huy động vốn về mức 17%-17,5%/năm và sẽ giảm lãi suất cho vay như các NH lớn. SBV có thêm cơ sở để giảm lãi suất cơ bản.

Lãi suất cơ bản có thể giảm 1% – 2%/năm

TS Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược SBV, cho biết tổng dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng khoảng 170.000 tỉ đồng. Việc SBV tăng lãi suất dự trữ bắt buộc đã giải quyết một phần khó khăn về tài chính cho các NH thương mại. Mặc dù SBV chưa thay đổi lãi suất cơ bản nhưng lãi suất tiền đồng của toàn bộ khối NH thương mại sẽ giảm từ 0,5%-1%/năm. PGS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, dự báo: Tháng 9-2008, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ là 1%-2%. Nhiều khả năng SBV sẽ giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống còn 12%-13%/năm.

Nguồn: Báo Người Lao động