Hỗ trợ doanh nghiệp da giày tiếp cận thị trường EU
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Hội thảo trong khuôn khổ dự án “IN_TRADE: Đổi mới và thương hiệu: Công cụ cạnh tranh thành công trên thị trường toàn cầu” thuộc dự án Hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (EU- Việt Nam MUTRAP III) do Liên minh châu Âu tài trợ.

Tại đây, các chuyên gia đã phân tích những vấn đề cần thiết khi tiếp cận thị trường EU, đặc biệt quan tâm tới yêu cầu của một số nước tiềm năng, tạo điều kiện để các ngành hàng nắm bắt, vượt qua các rào cản và hạn chế rủi ro khi thâm nhập; chia sẻ kinh nghiệm trong việc tư vấn chính sách và sự hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc phát triển nhóm trọng điểm và nhóm ngành, kinh nghiệm tổ chức và mở rộng các dịch vụ hỗ trợ

Tham dự hội thảo có đại diện Vụ Xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương, Chủ tịch và phó chủ tịch Hiệp hội gia dầy Việt Nam cùng nhiều chuyên gia kinh tế đến từ châu Âu.

Tại hội thảo, các chuyên gia của châu Âu đã phân tích rất nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam như yêu cầu của một số nước tiềm năng, cách nắm bắt và vượt qua các rào cản, hạn chế rủi ro khi thâm nhập; kinh nghiệm trong việc tư vấn chính sách và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc phát triển nhóm trọng điểm và nhóm ngành, kinh nghiệm tổ chức và mở rộng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững và cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới.

Đặc biệt là những phần giới thiệu thông tin về: Vấn đề tiếp cận thị trường Châu Âu; Quan hệ giữa khu vực kinh tế tư nhân, các ngành hàng và các tổ chức quản lý nhà nước khu vực công do ông O. Regner- Đại diện phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam và ông O. Willocx- Giám đốc Phòng Thương mại Brussel trình bày; kinh nghiệm phát triển nhóm trọng điểm do ông Matthias Popp- Chuyên gia Phòng Thương mại Đức-Bỉ-Luxembua trình bày…

Bà Nguyễn Thị Tòng- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội da giày Việt Nam- chia sẻ “Khó khăn của các doanh nghiệp khi vào thị trường châu Âu đó là phải vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, của người tiêu dùng và một số tiêu chuẩn chuyên biệt khác. Các quốc gia châu Âu rất quan tâm đến việc sản phẩm đó có hóa chất độc hại hay không, quyền lợi của người lao động có được bảo đảm hay không… Hay nói chung là sản phẩm phải đảm bảo tiêu chí tiêu dùng bền vững”..

Tại đây, các đại biểu cũng phân tích thông tin về khả năng thuế chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc xuất khẩu vào EU sẽ tự động hết hiệu lực vào ngày 1/4/2011 sau khi ngành sản xuất nội địa EU tuyên bố không tiếp tục các nỗ lực để kéo dài thời hiệu áp dụng thuế phạt trên.

Đây sẽ là cơ hội lớn cho ngành da giày Việt Nam “bơi” xa và sâu hơn vào thị trường đầy tiềm năng này.

Phượng Nguyễn
Nguồn: Báo điện tử Công thương