Hội thảo Luật Năng lượng nguyên tử
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo và thành viên Uỷ ban KHCNMT của Quốc hội; Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế; đại diện Ban soạn thảo Luật thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và đại diện các cơ quan, đoàn thể, các nhà khoa học, luật sư thuộc các tỉnh miền Trung.
Ngày 14/11/2007, Dự thảo Luật đã được trình ra Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 2 và nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía các đại biểu Quốc hội. Ngay sau kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội và trên cơ sở đó, tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho Dự thảo Luật. Toàn bộ những nội dung được giải trình tiếp thu, chỉnh lý này đã được Chủ nhiệm Uỷ ban KHCNMT của Quốc hội Đặng Vũ Minh, thay mặt đoàn Chủ tịch, báo cáo tại Hội thảo.

Phía Ban soạn thảo, Cục trưởng Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) – TS Ngô Đặng Nhân đã có bài trình bày về sự cần thiết ban hành Luật NLNT, các giai đoạn của quá trình soạn thảo, và đặc biệt nêu bật những nội dung chính của Dự thảo Luật, những nội dung có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau được đưa ra trong quá trình soạn thảo. Những nội dung đó bao gồm:

– Tính toàn diện của Dự thảo Luật thể hiện qua hai khía cạnh i) phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và ii) đảm bảo an toàn, an ninh trong các hoạt động đó;

– Các biện pháp đẩy mạnh phát triển, ứng dụng NLNT;

– Bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động ứng dụng NLNT;

– Quản lý nhà nước;

– Cơ quan An toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;

– Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia;

– Hội đồng Phát triển và ứng dụng NLNT quốc gia;

– Nhà máy điện hạt nhân;

– Bồi thường thiệt hại, bảo hiểm;

– Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân;

– Kiểm soát hạt nhân nhằm ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân.

Các đại biểu đánh giá cao công tác tiếp thu, chỉnh sửa của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan để tạo ra một Dự thảo Luật mới có tính hoàn thiện và khả thi cao hơn so với bản trình Quốc hội tháng 11/2007.

Với mong muốn Dự thảo được hoàn thiện hơn nữa, các ý kiến đóng góp đề nghị xem xét, chỉnh lý thêm một số điểm:

– Về phạm vi ảnh hưởng của sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân nhóm 4 và nhóm 5, không nên quy định theo vùng mà nên quy định theo khoảng cách (bán kính từ tâm sự cố).

– Về thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại hạt nhân, một số luật sư đề nghị có giải thích khoa học rõ ràng về thời gian phát hiện thấy thương tổn con người do bức xạ kể từ ngày sự cố xảy ra và đề xuất cho phép khởi kiện khi phát hiện thấy thương tổn.

– Về kỹ thuật lập pháp trong Dự thảo Luật, có ý kiến cho rằng nên tăng các khoản về giải thích từ ngữ, giảm bớt một số từ trùng lặp; v.v….

Qua Hội thảo, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ có thêm cơ sở để hoàn thiện Dự thảo Luật NLNT. Đồng thời, việc Uỷ ban KHCNMT của Quốc hội tiến hành lấy ý kiến các tổ chức, cơ quan và nhân dân địa phương cho Dự thảo Luật mới cũng được các đại biểu tham dự đánh giá rất cao, coi đó là hoạt động thể hiện tính nghiêm túc của quá trình làm Luật và giúp cho Luật có tính thực thi cao khi ban hành.

Theo kế hoạch, một Hội thảo khác lấy ý kiến các tỉnh miền Nam sẽ được tổ chức vào ngày 11/3/2008 tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Nguồn: Cục KSATBXHN