Hợp pháp hóa lãnh sự đối với chứng từ hàng hóa xuất khẩu
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trường hợp nước nhập khẩu không có Đại sứ quán hoặc Cơ quan lãnh sự ở nước xuất khẩu, thì người xuất khẩu có thể yêu cầu Đại sứ quán hoặc Cơ quan lãnh sự của một nước Ả-rập hoặc Hồi giáo khác hợp pháp hóa lãnh sự bộ chứng từ xuất khẩu.

Quy định này của các nước Ả-rập và Hồi giáo áp dụng đối với tất cả các nước bạn hàng trên thế giới. Việc hợp pháp hóa lãnh sự bộ chứng từ hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các giấy tờ như giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), hóa đơn thương mại, các giấy tờ chứng nhận kiểm dịch hoặc an toàn vệ sinh, vận đơn (B/L), chứng nhận khác của nhà sản xuất…

Theo quy trình trong thực tế, trước khi được Đại sứ quán hoặc Cơ quan lãnh sự của nước nhập khẩu đóng tại nước xuất khẩu hợp pháp hóa, bộ chứng từ hàng hóa phải được Phòng Thương mại và Công nghiệp, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) của nước xuất khẩu chứng thực.

Trước đây, khi nhiều nước Trung Đông và Bắc Phi chưa mở Đại sứ quán tại Hà Nội, hầu hết các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này được hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Ai Cập hoặc Đại sứ quán Algeria tại Hà Nội và đều được các nước chấp nhận.

Theo thời gian, cùng với sự phát triển quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa…, các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait, UAE, Saudi Arabia, Quatar, Oman… đã lần lượt mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Sau khi đi vào hoạt động, các đại sứ quán đã đảm nhiệm việc hợp pháp hóa các bộ chứng từ xuất khẩu sang thị trường nước mình.

Thời gian qua, Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần gửi công hàm tới các cơ quan hữu quan của Việt Nam (Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đề nghị xác minh tính xác thực và cung cấp bản gốc của các bộ chứng từ (C/O, B/L…) của nhiều lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này, do Cơ quan hải quan Thổ Nhĩ Kỳ chưa cho phép thông quan lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam vì bộ chứng từ xuất khẩu chưa được hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán.

Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện rất chặt chẽ việc hợp pháp hóa lãnh sự bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa. Trường hợp thiếu hợp pháp hóa bộ chứng từ, khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng, Cơ quan hải quan Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu người nhập khẩu bổ sung và nộp các chi phí, đồng thời Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hỏi lại phía Việt Nam về tính xác thực của các giấy tờ liên quan, do vậy sẽ mất thời gian và tốn kém, ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Quý IV/2011, Đại sứ quán Oman tại Hà Nội đã có thông báo tới các cơ quan hữu quan của Việt Nam về việc Đại sứ quán bắt đầu triển khai thực hiện chứng thực lãnh sự đối với đối với bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp Việt Nam.

Nguồn: Báo Đầu tư điện tử