Khuyến cáo về rủi ro và nguy cơ trong giao dịch thương mại với các DN Tanzania
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tòa án Tanzania đã có phán quyết xử công ty Mohammed thắng kiện nhưng đồng thời cũng yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay cho công ty Việt Nam. st1:*{behavior:url(#ieooui) }

Đây là một phán quyết phi lý, không căn cứ vào luật pháp quốc tế vì đã buộc Chính phủ của một quốc gia có chủ quyền, là chủ thể của quyền miễn trừ tài phán phải bồi thường thiệt hại cho những rủi ro của doanh nghiệp trong quan hệ tư pháp quốc tế.

Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn ổn định, lâu dài với các doanh nghiệp Việt Nam và khuyến khích các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp trong quá trình kinh doanh theo nguyên tắc tự thỏa thuận và theo pháp luật. Chính phủ Việt Nam kiên quyết bác bỏ trách nhiệm liên quan đến vụ việc.

Trên tinh thần giữ gìn quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai nước, các cơ quan hữu quan Việt Nam đã có nhiều biện pháp đấu tranh yêu cầu Tòa án Tanzania hủy bỏ phán quyết nói trên nhưng phía Tanzania đã không đáp ứng yêu cầu này.

Với lý do Chính phủ Việt Nam là bị đơn và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp Việt Nam gây ra, Toà án Tanzania đã quyết định bắt giữ tàu Cần Giờ của công ty liên doanh vận tải thủy Sài Gòn- một chủ thể không liên quan gì đến tranh chấp thương mại trước đó giữa công ty Mohammed và Công ty Thanh Hòa. Mặc dù sau đó, bằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, tàu Cần Giờ đã được thả nhưng vụ việc đã gây ra những tổn thất vật chất vô cùng lớn cho công ty liên doanh vận tải thủy Sài Gòn.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc tương tự vụ việc tàu Cần Giờ bị bắt giữ tại Tanzania, sau khi thống nhất với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương cảnh báo:

Thứ nhất, tồn tại rủi ro về pháp lý như bị bắt hàng,… đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm của Việt Nam trong quá trình giao dịch thương mại với các đối tác Tanzania; cũng như tồn tại rủi ro về pháp lý như bị bắt tàu,… đối với các doanh nghiệp vận tải đặc biệt là các cơ quan, đơn vị của Việt Nam có tàu biển trong quá trình khai thác tàu chạy tuyến nước ngoài qua các cảng của Tanzania.

Thứ hai, Tanzania có ký hiệp định xong phương về thi hành án với một số quốc gia Đông Phi như Ethiopia, Kenya, Malawi va Uganda. Nếu Tanzania có đề nghị thì cơ quan bảo vệ pháp luật của các quốc gia Đông Phi này sẽ công nhận và cho thi hành các phán quyết của Toà án Tanzania. Do đó, tồn tại một nguy cơ về việc bị bắt hàng, bắt tàu,… đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm của Việt Nam trong quá trình giao dịch thương mại với các đối tác Đông Phi và đối với các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam có tàu biển hoạt động tuyến quốc tế qua cảng biển của các quốc gia Đông Phi.

Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nêu trên cần chủ động tự bảo vệ mình, có biện pháp phòng ngừa các rủi ro và nguy cơ như đã chỉ ra. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật tình hình và các diễn biến mới nhất trong vụ việc này.

Nguồn: Báo điện tử Công thương