Kiều hối của Việt Nam sẽ giảm
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

– WU ký kết hợp tác với VNPost vì VNPost có thể đem lại nhiều cửa ngõ tiếp xúc với khách hàng cho WU. Hiện VNPost có mạng lưới 3 nghìn bưu cục trải rộng trên toàn bộ 63 tỉnh, thành phố của VN với bán kính phục vụ bình quân khoảng 2,4km/1điểm. Vì vậy, nhờ VNPost, WU có thể đưa dịch vụ chuyển tiền đến nhiều vùng nông thôn tại VN, nơi nhu cầu cho các dịch vụ chuyển tiền ngày càng tăng cao do tập trung một lượng lớn các công nhân xuất khẩu lao động và gia đình của họ. Bên cạnh đó, các bưu cục của VNPost còn mở cửa suốt 7 ngày/tuần, ngày lễ, ngày tết, ngoài giờ hành chính. Và người Việt Nam có tâm lý thích đến các điểm bưu điện hơn so với ngân hàng.

– Tại sao WU lại đẩy mạnh hoạt động ở VN, một nước chỉ mới trên đà phát triển?

– Đối với WU, VN thực sự là một thị trường hết sức quan trọng. Theo thống kê của chúng tôi, hiện có hơn 3 triệu người VN sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài. Lượng công nhân xuất khẩu lao động VN sang các nước khác cũng ngày càng tăng cao. Chính vì thế, dòng kiều hồi đổ về VN hết sức mạnh mẽ. Năm 2007, VN có hơn 6 tỉ USD kiều hối. Theo thống kê của IFAD (một bộ phận của UN) về kiều hối năm 2006, VN nằm trong top 10 nước nhận tiền nhiều nhất thế giới. Đó thực sự là những thông tin mà chúng tôi phải để mắt đến.

– Kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng, vậy nó tác động thế nào đến ngành dịch vụ chuyển tiền nói chung và VN nói riêng?

– Thật không thể ngây thơ mà nói rằng tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay không có tác động nào đến ngành dịch vụ chuyển tiền. Nó đang làm tỉ lệ người mất công ăn việc làm gia tăng, tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ giảm sút v.v…. Vì thế, chắc chắn khủng hoảng kinh tế có tác động mạnh tới ngành liên quan tới tiền này.

Tại VN, chúng tôi nhận thấy những tác động đó thông qua số lượt giao dịch và lượng tiền trong các giao dịch đó. Tuy nhiên, những người lao động xuất khẩu VN ở nước ngoài vẫn luôn phải kiếm tiền để gửi về nhà nhằm hỗ trợ cuộc sống hàng ngày của những người ở nhà. Vì vậy, cho dù trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, họ vẫn cố gắng dành dụm tiền để gửi về cho gia đình.

Mặc dù vậy, cũng phải thấy rằng đã có thay đổi trong những giao dịch chuyển tiền gần đây. Sự ảnh hưởng này không phải ở số lượng giao dịch mà chính là sự thay đổi trên số tiền của mỗi giao dịch. Phải thừa nhận rằng, nếu trước đây một công nhân thường gửi 1 nghìn USD/ lần về gia đình thì nay số tiền đó được gửi ít hơn.

Ngoài ra, giá trị của ngoại tệ biến động cũng ảnh hưởng đến dịch vụ chuyển tiền. Đơn cử, việc đồng AUD gần đây đã giảm gần 30% giá trị có thể là một trong những yếu tố khiến giá trị giao dịch từ Australia về VN giảm bớt. Ngược lại, giá trị giao dịch của đồng USD tăng lại góp phần giúp giao dịch chuyển tiền từ Mỹ về VN có xu hướng tốt hơn.

– Lượng tiền chuyển đi từ VN tăng hay giảm trong năm 2008?

– Trong 9 tháng đầu năm 2008, lượng tiền chuyển đi từ Việt Nam tăng và WU rất hài lòng về kết quả kinh doanh này.

Trong khuôn khổ hợp tác với VNPost, giai đoạn đầu trong năm 2008, WU sẽ cung cấp dịch vụ tại 600 bưu cục trong tổng số 3 nghìn điểm trên cả nước và sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới trong các năm sau. Khách hàng đến nhận tiền tại các bưu cục chỉ cần điền vào mẫu yêu cầu nhận tiền, xuất trình giấy CMTND và không cần thiết phải có tài khoản ngân hàng. Khách hàng được hưởng dịch vụ gọi điện báo nhận tiền miễn phí, giao tiền tận nhà miễn phí trên 7 tỉnh thành phố chính và không phải trả phí nhận tiền.

Nguồn:  Báo Điện tử Lao động