Kinh tế Việt Nam năm 2008 nhìn từ CPI và GDP
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Nền kinh tế đang từ mức phát triển quá nóng rồi đột ngột phải hãm phanh, lo ngại lạm phát vừa được đẩy lùi đã phải đối phó với khả năng giảm phát khi cuối năm nền kinh tế thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái.

GDP đã không thể về đích

GDP của Việt Nam đã liên tục được điều chỉnh giảm, tuy nhiên đã không thể về đích. Cả năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 6,23%, chỉ số lạm phát ở mức 19,9%.

Trước đó, ngày 22/4, Chính phủ tuyên bố điều chỉnh GDP năm 2008 từ mức 8,5% – 9% xuống 7%.

Từ 8 nhóm giải pháp hạn chế lạm phát

Già nửa đầu năm 2008, lạm phát là vấn đề số 1 của chính sách kinh tế. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng liên tục leo thang từ tháng 2, đạt đỉnh điểm vào tháng 5 (tăng 3,19%).

Biểu đồ tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 (%)

Số liệu: Tổng cục thống kê

Hội tụ đầy đủ các nguyên nhân từ lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy và dư thừa tiền tệ. Chính phủ đã phải ra các biện pháp khắc phục cho từng nguyên nhân.

Lạm phát chi phí đẩy và nhập khẩu lạm phát, thời kỳ này đồng USD yếu làm giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt từ các nước xuất khẩu hàng sang Việt Nam tăng lên tương đối.

Giá dầu thô tháng từ mức 89,4 USD thùng vào tháng 12/2007 lên 135 USD đến 147 USD/ thùng, giá phôi thép tăng khiến các doanh nghiệp tranh thủ nhập khẩu sợ giá có thể tăng lên tiếp.

Nhập siêu trở thành vấn đề nghiêm trọng. Nhập siêu của 5 tháng/2008 đã trên 14,4 tỉ USD, cao hơn mức nhập siêu của cả năm 2007 (năm 2007 nhập siêu là 14,12 tỉ USD, bằng 29% kim ngạch xuất khẩu).

Mức tăng của CPI vào tháng 5 cũng đạt mức đỉnh điểm của năm.

Chính phủ phải nới biên độ tỷ giá từ ±0,75% lên ±1% vào ngày 10/03/2008 và từ 1% lên 2% vào ngày 27/06/2008, tận dụng sự trượt giá VND so USD thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập khẩu.


Số liệu : Tổng cục hải quan

Lạm phát do cầu kéo

Tổng đầu tư của toàn xã hội năm 2007 khoảng 493,6 nghìn tỉ đồng, chiếm 43% GDP với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phê duyệt đạt 21,3 tỉ USD và vốn thực hiện đạt 6,4 tỉ USD, cao hơn 77% so với năm 2006.

Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 399,3 nghìn tỉ đồng, vượt khoảng 12% so với dự toán năm. Bội chi ngân sách nhà nước 56,5 nghìn tỉ đồng, bằng 5% GDP.

Thâm hụt cán cân thương mại là 14,12 tỉ USD, bằng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng gấp hơn 2,5 lần so với năm 2006.

Đà tăng trưởng đó khiến lượng tiền đồng trong nền kinh tế tăng lên, cao hơn so với sức hấp thụ của nền kinh tế, gia tăng áp lực lạm phát.

Lạm phát do thừa tiền, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng năm 2007 tăng gấp đôi so với tốc độ tăng của năm 2006.

Tính đến 31-12-2007, tổng phương tiện thanh toán tăng 46,7% so với 31/12/2006. Tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế năm 2007 tăng 58% so với năm 2006.

Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng đột biến là do tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế trong năm 2007 ước chừng lên tới 22 tỉ USD, tương đương 30% GDP.

Để duy trì tỷ giá USD, Ngân hàng nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối từ 11,5 tỉ USD (năm 2006) lên 21,6 tỉ USD (năm 2007) và đẩy một lượng lớn nội tệ ra thị trường.

Chính phủ đã thực hiện cắt giảm đầu tư công, hạn chế tín dụng bằng việc buộc NHTM phải mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, khống chế dư nợ tín dụng của cả nền kinh tế năm 2008 xuống 30%.

8 nhóm giải pháp hạn chế lạm phát (ngày 7/5/2008)

1. Thắt chặt tiền tệ;

2. Cắt giảm đầu tư, chi phí không cần thiết;

3. Đẩy mạnh sản xuất;

4. Đảm bảo cân đối các mặt hàng chủ yếu, đẩy mạnh xuất khẩu, chống nhập siêu;
<!–[if !supportLineBreakNewLine]–>
<!–[endif]–>

5. Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng;

6. Quản lý thị trường, chống đầu cơ;

7. Triển khai mở rộng các chính sách an sinh xã hội;

8. Ổn định tình hình kinh tế xã hội.

Đến chỉ số giá tiêu dùng tăng trưởng âm, xuất khẩu sụt giảm và gói kích cầu 6 tỷ USD

Xuất khẩu và nhập khẩu liên tục sụt giảm từ tháng 7/2008
(Số liệu Tổng cục hải quan)

Trong vòng bảy tháng, sau khi ban hành tám nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, giúp hạ nhiệt nền kinh tế vào 17/4/2008. Ngày 11/12/2008, Chính phủ ban hành 9 chính sách thuế nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế.

Như giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giãn thời gian nộp thuê thu nhập doanh nghiệp, tạm hoàn 90% thuế GTGT đầu vào dù chưa có chứng từ thanh toán, tăng thuế nhập khẩu và hạ thuế xuất khẩu một số mặt hàng nhằm ổn định đầu vào sản xuất, khuyến khích xuất khẩu.

Trước đó, ngân hàng nhà nước đã liên tục có các động thái giảm lãi suất cơ bản kéo trần lãi suất cho vay xuống, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn để sản xuất kinh doanh.

Đến ngày 22/12, lãi suất cơ bản hạ xuống còn 8,5% về gần bằng mức đầu năm là 8,25%, sau khi lên cao nhất ở mức 14% năm.

Đồng thời hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạ lãi suất cho vay tái chiết khấu, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc,… để hỗ trợ vốn cho ngân hàng.


Số liệu: Ngân hàng Nhà nước

Dự định triển khai gói kích cầu 6 tỷ USD

Các nước lần lượt công bố các gói kích cầu hỗ trợ nền kinh tế. Mỹ 3/10/2008 thông qua kế hoạch gói 700 tỷ USD để cứu ngành ngân hàng. Châu Âu kế hoạch 267 tỷ USD kích thích tăng trưởng kinh tế (ngày 12/12/2008).<!–[if !supportLineBreakNewLine]–>
<!–[endif]–>

Trung Quốc, kế hoạch 586 tỷ USD kích thích tăng trưởng kinh tế.

Không nằm ngoài dòng chảy kinh tế thế giới, ngày 24/12/2008, trong buổi họp báo của Văn phòng Chính phủ, nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ đề ra là “ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng 6,5%, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội”.

Chính phủ dự định triển khai gói kích cầu 6 tỷ USD, trong đó 1 tỷ USD dùng để hỗ trợ lãi suất cho vay của các ngân hàng với mức 4%.

Còn lại là chính sách dùng để hoãn, giảm thuế cho doanh nghiệp.

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

Sự kiện và các con số năm 2008

1. CPI cả nước tăng 19,9% so với tháng 12/2007. Chỉ số giá trung bình tăng 22,97% so với năm 2007. kiềm chế.

GDP cả năm đạt 6,23% chưa đạt kế hoạch đề ra.

2. Giá trị xuất khẩu năm 2008 của Việt Nam đạt 62,906 tỷ USD, tăng gần 30% so với năm 2007. Kim ngach nhập khẩu lên đến 79,91 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2007.

3. FDI thu hút 64 tỷ USD, gấp 3 lần cùng kỳ 2007. Giải ngân đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43% về giá trị so năm 2007.

4. Giá xăng, đã từng vọt lên mức 19.000 đồng/lít (ngày) khi giá dầu thế giới leo thang. Liên bộ tài chính công thương đã từng tuyên bố trích 10.000 tỷ đồng bù lỗ cho DN nhập khẩu xăng dầu.

5. Đưa nhiều mỏ dầu vào khai thác: 19/12 Sông Đốc, 21/11 Sư tử vàng (65.000 thùng/ngày), 3/8 mỏ Cá ngừ vàng (20.000 thùng và 50 triệu bộ khối khí đốt/ngày).

6. Đã có 11 măt hàng XK đạt tỷ 1USD: dầu thô (10,45 tỷ USD), dệt may (9,1 tỷ), thủy sản (4,56 tỷ), gạo (2,9 tỷ), sản phẩm gỗ (2,78 tỷ), hàng điện tử, vi tính và linh kiện (2,7 tỷ), cà phê (2,02 tỷ), cao su (1,6 tỷ), than đá (1,44 tỷ), dây cáp điện (1,01 tỷ).<!–[if !supportLineBreakNewLine]–>
<!–[endif]–>

7. Dự án FDI lớn nhất được đăng ký năm 2008 thuộc về tập đoàn Formosa, 7,87 tỷ USD đầu tư tại khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh. Sản xuất thép và kinh doanh cảng biển.

8. Khởi công giai đoạn 1 dự án FDI lớn nhất cả nước- dự án Khu liên hợp Thép Cà Ná, công suất 14,42 triệu tấn thép/năm.

9. Ngày 21/11 Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tuyên bố kết quả rà soát lần thứ 3 đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam. DOC kết luận rằng không đủ bằng chứng để tiến hành việc điều tra chống bán phá giá.

Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) tiến hành xem xét lại thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa từ Việt Nam theo định kỳ 5 năm một lần. Tuy nhiên theo nhận định thì khó có khả năng xóa bỏ thuế CBPG đối với cá tra, basa từ Việt Nam.

Sản phẩm lò xo không bọc xuất xứ Việt Nam đã bị kết luận bán phá giá tại thị trường Mỹ, và sẽ bị áp thuế chống bán phá giá từ ngày 4/12.

Cuối tháng 10, Hiệp hội Công nghiệp giày Brazil – Abicalcado đã nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với các loại giày Việt Nam xuất khẩu sang Brazil.

10. Thêm nhiều nhà máy hòa lưới điện quốc gia

Ngày 24/4, nhà máy thủy điện Sê San 3 (tại Gia Lai – Kon Tum) công suất lắp máy 130 MW, điện lượng 611,23 triệu Kwh/ năm.

Ngày 22/5 tổ máy số 1 nhà máy khí điện Nhơn Trạch 1 (tỉnh Đồng Nai) sẽ được phát điện ở mức công suất thiết kế là 150 MW, sau 1 tháng sẽ tăng lên 300 MW và sau 1 năm sẽ đạt 450 MW.

Ngày 9/10, 2.800MW tổ máy số 1 Nhà máy Điện Ô Môn I thuộc Trung tâm điện lực Ô Môn đã chính thức vận hành và hòa vào lưới điện quốc gia.

Ngày 11/10/2008, Công ty cổ phần thủy điện A Vương chính thức vận hành tổ máy số 1 (Nhà máy thủy điện A Vương) công suất 105 MW.

Ngày 25.11, 280MW Thuỷ điện Buôn Kuốp.

Ngày 15/12, tổ máy số 3, tổ máy cuối cùng của Nhà máy thủy điện Tuyên Quang đã chính thức phát điện và hòa vào lưới điện quốc gia. Nâng tổng công suất của cả nhà máy đạt công suất thiết kế là 342 MW.

Ngày 27/12, 1.500 MW điện từ hai nhà máy Cà mau 1&2 hòa lưới điện quốc gia.

Thanh Thu
Nguồn: CafeF.vn