Luật Phòng chống bạo lực gia đình: Mục tiêu là hàn gắn gia đình
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

 Quốc hội đã thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình đúng vào dịp kỷ niệm ngày Thế giới tiến tới xoá bỏ bạo lực chống lại phụ nữ. Đây là sự trùng hợp, thưa bà?

Đúng vậy. Đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng hết sức có ý nghĩa. Mặc dù bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái chỉ là một phần của bức tranh tổng thể về nạn bạo lực gia đình, song kinh nghiệm cho thấy có đến hơn 90% số nạn nhân là phụ nữ.

Từ trước đến nay, vấn đề này thường được coi là chuyện riêng của từng nhà, luật pháp không nên can thiệp. Vì vậy, ngay từ khi dự án Luật được khởi thảo, đã có nhiều cuộc tranh luận nổ ra: nên hay không nên có Luật? Phạm vi điều chỉnh của Luật đến đâu là hợp lý? v.v. Rất may, ngày càng có nhiều người ý thức hơn về hậu quả của vấn đề này nên đã thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật.

Luật đã gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng: Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và không phải là việc riêng của từng gia đình. Vấn đề còn lại là làm sao để bằng sự tác động của luật pháp, các nạn nhân được bảo vệ, hành vi bạo lực gia đình được ngăn chặn kịp thời… nhưng vẫn phải phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá Việt Nam.

Luật đã đặt mục tiêu hàn gắn gia đình là ưu tiên hàng đầu.

* Bạo hành tình dục và bạo hành tinh thần là hai nhóm hành vi bạo lực được xem là khó phát hiện và khó có chứng cứ. Các nhà làm luật có tính đến những yếu tố này không, thưa bà?

Bạo hành tình dục và tinh thần – nếu ở một mức độ nào đó – là những vi phạm hình sự. Đó là hành vi hành hạ, nhục mạ, ngược đãi và gây hậu quả nghiêm trọng (thương tích trên 11%). Hiện nay, những quy định về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến bạo lực gia đình còn chưa đầy đủ. Tổ công tác xây dựng Luật đã tính toán để bổ sung các vấn đề còn thiếu.

* Luật là bảo vệ nạn nhân, nhưng nếu việc sử dụng các phương tiện pháp lý để can thiệp không đúng mức sẽ có khả năng đẩy mâu thuẫn của các gia đình trở nên trầm trọng hơn. Lúc đó người gánh chịu không ai khác lại chính là nạn nhân. Theo bà, có giải pháp gì để hạn chế điều này?

Đó là vấn đề được bàn đến rất nhiều. Ngoài việc “hình sự hoá” bạo lực gia đình, những người soạn thảo Luật hết sức cân nhắc, tính toán các biện pháp khác như giáo dục, thuyết phục, tư vấn, tạo dư luận xã hội, tìm kiếm sự can thiệp của các tổ chức và cộng đồng… Quan trọng hơn cả là cho những người trong cuộc cơ hội lựa chọn giải pháp thích hợp nhất cho gia đình mình, tạo điều kiện cho người phạm tội sửa chữa lỗi lầm.

* Xin cảm ơn bà!

Nguồn:Báo Gia đình&Xã hội