Môi trường kinh doanh năm 2009: Phân tích và dự báo
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tới dự có ông Hà Văn Hiền – Chủ nhiệm UBKT Quốc hội, ông Vũ Đức Huy – Uỷ viên TW Đảng, Bí thứ Đảng uỷ khối doanh nghiệp TW, ông Hoàng Thế Liên – Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, ông Phạm Gia Túc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VCCI và nhiều đại biểu của các Bộ, ban ngành, các Hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp.   Phát biểu khai mạc, ông Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập báo Diễn đàn Doanh nghiệp cho biết, những nội dung chính sẽ được đề cập tại tọa đàm: Xu thế chính của kinh tế quốc tế năm 2009 và khả năng tác động đến DN Việt Nam; Dự báo tình hình kinh tế trong nước năm 2009 và cảnh báo đối với DN Việt Nam và Một số vấn đề thể chế và kiến nghị từ góc độ DN.   Mở đầu buổi toạ đàm, PGS. TSKH Võ Đại Lược – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới nhận định, đặc điểm quan trọng cần phải nói trước tiên trong thời điểm hiện nay chính là vấn đề về dự đoán. Hầu hết các tổ chức dự báo trên thế giới đều dự đoán sai diễn biến kinh tế toàn cầu. Ngay như IMF, từ đầu năm đến này, cứ khoảng ba tháng họ lại phải điều chỉnh dự đoán một lần. Và ngay cả cho đến thời điểm hiện nay, kết quả dự đoán mà họ đưa ra cũng chưa có gì là chắc chắn. Hay như Mỹ – quốc gia được xem là công khai trong thông tin và năng lực dự đoán kinh tế tương đối tối nhưng cũng không đưa ra được một dự đoán nào chính xác về hiện trạng, diễn tiến của cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay.   Từ trái qua phải: ông Vũ Tiến Lộc, ông Hà Văn Hiền, ông Vũ Đức Huy và ông Hoàng Thế Liên   Có thể nói, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có tổ chức nào có thể đưa ra một cái nhìn toàn diện và chính xác nhất về quy mô, cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay được bắt nguồn từ đầu tàu kinh tế thế giới, đó là Mỹ, sau đó lan rộng sang các nước phát triển ở Châu Âu và hiện nay là lan rộng ra toàn cầu. Mức độ ảnh hưởng của nó rất mạnh mẽ. Ngay cả những định chế tài chính lớn mạnh trên thế giới cũng lâm nguy. Như, Lehman Brother – Ngân hàng giàu truyền thống và thành tích của Mỹ cũng phải tuyên bố phá sản. Một cuộc khủng hoảng được bắt nguồn từ những bất ổn trong lĩnh vực bất động sản đã lan ra nhiều lĩnh vực khác.   Có thể nói, đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng những năm 1929 – 1930. Thậm chí, cuộc khủng hoảng này còn có thể tương đương về quy mô với cuộc khủng hoảng năm 1929 – 1930. Chúng ta cần biết rằng, cuộc khủng hoảng năm 1929 – 1930 đã kéo lùi sự phát triển kinh tế toàn cầu lại khoảng 40 năm.

PGS. TSKH Võ Đại Lược – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới: Hầu hết các tổ chức dự báo trên thế giới đều dự đoán sai diễn biến kinh tế toàn cầu.  

Để cứu nguy, Các Chính phủ đã phải chi ra những khoản tiền chưa từng có. Tuy nhiên, nếu so với các quy mô của cuộc khủng hoảng thì những khoản tiền này chỉ như muối bỏ biển. Bên cạnh đó, hàng loạt các gói giải pháp như hạ lãi suất cơ bản, giảm thuế nhằm thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất được đề ra, nhưng vẫn chưa chạm đến cốt lõi của vấn đề.

Xem xét về giải pháp mà chính phủ đã đưa ra. Nước Mỹ đã bỏ ra 700 tỷ, Trung Quốc bỏ ra 20% GDP, Nhật Bản cũng bỏ ra hàng 100 tỷ để cứu trợ. Tổng số các nợ sống đã lên tới hàng nghìn tỷ, cứu trợ này như muối bỏ biển. Những giải pháp như hạ lãi suất, giảm thuế bảo lãnh tín dụng cũng không ăn thua. Thể chế toàn cầu quản lý tiền tệ dường như không có, có cũng không phù hợp với tình hình hiện nay.

Kết cấu kinh tế ở phương tây hiện nay cơ bản vẫn thể hiện trên công nghiệp. Công nghệ truyền thống để pháp triển không còn đất để pháp triển. Mặt khác, cuộc khủng hoảng hiện nay đang diễn ra trong bối cảnh hết sức phức tạp, những bất ổn về chính trị, mâu thuẫn tôn giáo đang gia tăng trên thế giới. Do đó, có thể nói, việc dự đoán diễn biến của cuộc khủng hoảng này rất khó khăn.

Điều đáng nói là, sau cuộc khủng hoảng này, với sự sụp đổ của các định chế tài chính lớn, các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất và phá sản, thất nghiệp gia tăng thì chắc chắn thế giới đang đối mặt với một đợt giảm phát nghiêm trọng. Và, sau đợt giảm phát này, với các gói giải pháp chưa từng có mà chính phủ các nước đưa ra để cứu nguy cho nền kinh tế thì thế giới lại đối mặt với một vấn đề khác, đó là lạm phát lại bùng nổ trở lại.

Trước mắt, cuộc khủng hoảng này sẽ khiến thương mại giảm sút, do nhu cầu tiêu dùng giảm dẫn đến việc xuất nhập khẩu tất yếu sẽ giảm, tín dụng ngân hàng giảm xuống do lo ngại rủi ro trong khi đó ngân hàng vẫn dư thừa tiền và phải chịu chi phí cho các khoảng tiền tồn đọng này. Về Du lịch cũng sẽ giảm mạnh do thu nhập của người dân giảm và về công nghiệp, trước tiên là công nghiệp ô tô, sau đến là sắt thép, xây dựng đang giảm xuống do thị trường bất động sản đang khủng hoảng.      

Phải vào bất động sản dẫn đến phá sản. Chưa phát triển cao. Phải mất từ 5-7 năm sau mới có thể cải cách vấn đề. Tốc độ tăng trường suy giảm, trì trệ. Năm 2009 kinh tế thế giới còn hơn 2% mà như thế giới thì coi đó là khủng hoảng rồi. Nhưng nếu như nó tồi tệ hơn nhiều 29-33 như vậy nó là âm. Nó tác động toàn diện. Trước hết là thương mại, sản xuất giảm, nhu cầu giảm như vậy tất cả đều giảm cả. Lại một cơn thiểu pháp, giảm pháp. Đó là hệ quả của nhu cầu tiêu dùng, đầu tư của thế giới suy giảm. Người ta đang lo ngại rằng thì hàng nghìn tỷ này lại diễn ra trở lại lạm phát. Tình hình sẽ là phức tạp. Về thương mại từ xuất khẩu chắc chắn là giảm và giảm đến mức sản xuất giảm thì xuất khẩu giảm gấp đôi. Tiền thì có nhưng ngân hàng không dám cho vay vì không đủ niềm tin.

Tuy nhiên, về một góc độ nào đó, cuộc khủng hoảng này cũng có thể đưa lại những cơ hội lớn cho các quốc gia, doanh nghiệp biết tận dụng nó. Chắc chắn, sau cuộc khủng hoảng này thế giới sẽ bước vào một thời kỳ tăng trưởng mới.
Riêng về Việt Nam, có ý kiến cho rằng, Việt Nam, ít chịu tác động với kinh tế thế giới. Vì, hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn mở với thế giới, và đến thời điểm hiện nay, Việt Nam cũng đã chặn được lạm pháp. Tuy nhiên, nếu nhìn lại cuộc khủng hoảng năm 1997 có thể thấy, lúc đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam không chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng 1997 nhưng thực tế, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam các năm sau, năm 1999 – 2000 đã giảm sút đáng kể.

Vấn đề là, chúng ta phải làm thế nào để tận dụng được cơ hội từ cuộc khủng hoảng này?

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đang đạt con số lớn nhất hiện nay. Như vậy có thể thấy, “các con mắt của nước ngoài cho là triển vọng ở Việt Nam là khả quan. Ngay nước ta vốn cũng không thiếu nhưng chúng ta không biết nên cho vay vào dự án. Hướng đầu tư của họ vào nước ta là đúng”. Hiện nay, nguồn vốn thế giới đang rất dồi dào, tuy nhiên do lo ngại rủi ro nên các tổ chức tài chính hạn chế cho vay, do đó, Việt Nam cần làm nổi bật các cơ hội đầu tư để thu hút các nhà đầu tư đến với mình.

Vấn đề thứ hai là, chúng ta cần xác định cái gì có lợi nhất để đầu tư hiện nay, ví dụ như sắt thép, xi măng… là những mặt hàng mà giá cả đang giảm xuống rất thấp do nhu cầu xây dựng bị co lại. Như vậy, chúng ta có thể đầu tư vào những sản phẩm có sử dụng các nguyên liệu này.

Vấn đề thứ ba là, chúng ta có thể tận dụng cơ hội này để thu hút nhân tài giá rẻ. Hiện nay, các tập đoàn lớn đang phải sa thải hàng loạt chuyên gia, các nhà kinh tế… để cơ cấu lại sản xuất, chúng ta cần tận dụng cơ hội này để thu hút nhân tài. Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực tận dụng cơ hội này.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần điều chỉnh lại. Như vấn đề về thị trường, các doanh nghiệp nên hướng đến thị trường trong nước. Cho dù phải giảm lợi nhuận cũng cần phải điều chỉnh. Hiện nay, các doanh nghiệp Trung Quốc đang làm rất tốt vấn đề này. Bên cạnh đó, ở thị trường nước ngoài, cần phải xác định thị trường nào ít chịu ảnh hưởng nhất để chuyển sang như thị trường Châu Mỹ la tinh và Trung Đông. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến thị trường trung lưu và người nghèo, vì đây là đối tượng khách hàng chiếm đa số.

PGS TS Trần Đình Thiên – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Cho đến nay, năng lực dự báo, cả ở cấp điều hành vĩ mô lẫn quản trị vi mô, đều còn yếu. 

Còn PGS TS Trần Đình Thiên – Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam có những nhận định khá sát về bối cảnh kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung trong tình hình hiện nay.

Ông Thiên nhận định, ở nước ta, cho đến nay, năng lực dự báo, cả ở cấp điều hành vĩ mô lẫn quản trị vi mô, đều còn yếu. Đồng thời, năng lực tiếp nhận cảnh báo và chuyển hóa nó thành phản ứng chính sách kịp thời cũng thấp. Chính phủ đã từng nhận định rằng sự yếu kém này là một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô vừa qua.

Trong khi đó, tại thời điểm hiện nay, tình hình kinh tế thế giới lại đang biến động rất nhanh, bất thường và theo chiều hướng tiêu cực. Những đánh giá – dự báo về xu hướng lan rộng và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ nhìn chung là bi quan. Đầu tư giảm, bất ổn gia tăng, dẫn tới nguy cơ gây giảm phát và suy thoái toàn cầu kéo dài. Xu hướng này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế nước ta vừa mới bắt đầu quá trình khôi phục, ổn định vĩ mô sau “cơn” lạm phát cao kéo dài, sức còn yếu, căn gốc “bệnh tật” chưa được tẩy trừ. Nhiều DN, nhất là các DNNVV, đang lâm vào tình trạng “sức cùng, lực kiệt”, lại vẫn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn nghiêm trọng.

Trong bối cảnh đó, việc dự báo đúng tình hình và cảnh báo sớm các khả năng đột biến là đặc biệt quan trọng đối với sự “an nguy” của các doanh nghiệp. Theo PGS TS Trần Đình Thiên, nền kinh tế nước ta có độ mở cửa rất cao. Sự cộng hưởng tác động của hai nhóm yếu tố trong và ngoài nước nêu chắc chắn sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro và gây hiệu ứng tiêu cực mạnh đến nền kinh tế nước ta. Nhưng mạnh đến mức nào? Theo hướng nào? Lĩnh vực nào chịu đến đâu?… – đó là những vấn đề phải được tính đến một cách cụ thể và cẩn thận.

Trong những năm tới, vấn đề lớn nhất là khả năng “đảo chiều”, từ xu hướng lạm phát cao sang thiểu phát. Tại thời điểm hiện nay, đối với nền kinh tế nước ta, lạm phát cao vẫn đang “ngự trị”, song thiểu phát là nguy cơ cần được cảnh báo và lường tính đến.

Hiện nay, ý kiến về vấn đề lạm phát, thiểu phát trong nền kinh tế nước ta còn khá khác nhau. PGS – TS Trần Đình Thiên nhận định: “Tôi cho rằng ta vẫn phải tiếp tục lo kiềm chế lạm phát. Tốc độ tăng lạm phát gần đây có giảm, song căn nguyên gây ra lạm phát và một số yếu tố đẩy lạm phát tăng vẫn còn”. Ông nói thêm,phải tính đến khả năng giảm phát để lường tính. Giá cả thế giới giảm mạnh là thực tế đang diễn ra, bắt nguồn từ tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Xu hướng này đang tác động trực tiếp và rất mạnh vào nền kinh tế nước ta, theo nhiều kênh, nhiều tuyến khác nhau, có thể gây ra sự đảo chiều nhanh.

PGS TS Trần Đình Thiên nói: “Đang gò lưng chống hạn mà không biết đến nguy cơ bão lụt lớn cận kề để có phương án đối phó thì sẽ rất nguy hiểm, nhất là trong tình huống sức khỏe của nền kinh tế và các doanh nghiệp  đều bị suy giảm nghiêm trọng sau cơn hạn hán”.

Tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô vừa có những căn nguyên thể chế sâu xa. Không gỡ cái này thì không chỉ đẩy xa thời cơ phát triển to lớn mà ta đang có mà thậm chí còn tăng thách thức, tăng nguy cơ tụt hậu. Bài toán đặt ra là cần phối hợp một tầm nhìn dài hạn cùng các quyết sách lớn với việc áp dụng những biện pháp tháo gỡ để đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng bất ổn hiện nay như thế nào. PGS TS Trần Đình Thiên khẳng định: “Tôi nghĩ cần có sự nghiên cứu căn bản kết hợp với những cuộc thảo luận mở, những cuộc đối thoại chính sách thẳng thắn thu hút sự tham gia rộng rãi và nhiệt tình của các nhà khoa học, doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách. Đây là việc đặt ra cho các cơ quan Chính phủ, Viện nghiên cứu, Hiệp hội doanh nghiệp”.    Theo Ông Trần Hữu Huỳnh – Trưởng Ban Pháp chế VCCI, xếp hạng của Việt Nam trên thế giới thấp; Mức độ hài lòng (PCI): thấp và cải thiện rất chậm, có lĩnh vực tụt hạng.

Ba nút thắt này đã được cảnh báo nhiều nhưng mức độ cải thiện rất ít, thậm chí còn thụt lùi. Ví dụ như: Tồn động hàng hoá tại cảng biển:189.748 tấn hàng tồn kho tại các cảng biển khu vực TP.HCM (31/08/2008) trong đó lượng hàng tồn từ 60 ngày trở lên là 70.342 tấn. Hay, các loại phí tại cảng biển vẫn còn nhiều, giá cước dịch vụ tại cảng còn cao, ví dụ: chi phí xếp dỡ 1 container 20feet là 40-45USD. Hoặc là, một số loại phí phát sinh do tình trạng tắc nghẽn cầu cảng: phí tắc nghẽn cảng của chủ hàng khoảng $50/1cont 20feet, $100/1cont 40feet. 

Những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là gì? Đó là vấn đề về vốn, về đào tạo lao động, việc làm, về cơ sở hạ tầng, về cải cách hành chính, về đất đai….Khảo sát của Uỷ ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội cho thấy: Tổng cộng thời gian từ khi xin chủ trương đầu tư đến khi khởi công công trình đối với dự án nhóm A là 42 tháng, nhóm B là 29 tháng và nhóm C là 23 tháng. Nếu cộng thêm thời gian thi công khoảng 5-7 năm nữa thì một dự án nhóm A có thể mất hơn 10 năm mới hoàn thành.

Như vậy: với trên 13.000 dự án sử dụng vốn ngân hàng, mỗi năm có 50.000-70.000 tỷ đồng không giải ngân, gây lãng phí rất lớn.

Kết quả nghiên cứu mới đây của Bộ Xây dựng cho thấy: 33 là số thủ tục cho 1 dự án; 3 là số năm chuẩn bị trung bình cho 1 dự án; 8 là số thủ tục vượt thẩm quyền mà các địa phương đặt ra; đang được đề nghị bãi bỏ; Có thể rút gọn từ 33 xuống chỉ còn 8 thủ tục? Cũng có một nghiên cứu cho thấy từ 11 thủ tục đất đai có thể rút xuống còn 3 thủ tục?

Câu hỏi đặt ra là, liệu các vấn đề đặt ra ở trên có phải “mãn tính”?Và câu trả lời là Có thể, nếu có quyết tâm chính trị cao. Về phía Quốc hội cần chuyên nghiệp, và sửa đổi nhiều điều luật và tăng cường giám sát, chất vấn của UBTVQH về công tác điều hành Chính phủ. Về phía Chính phủ cần tập trung nhiệm vụ quản lý Nhà nước vĩ mô, xây dựng chính sách và công tác dự báo; kết hợp chặt chẽ với việc lấy ý kiến phản biện của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia; phân định rạch ròi giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. Có 2 phương án: Thành lập một (các) công ty quản lý vốn nhà nước (đã làm nhưng chưa hiệu quả) và thành lập một cơ quan độc lập thuộc Chính phủ đứng ra quản lý vốn nhà nước ( sớm ban hành Luật kinh doanh vốn cua Nhà nước). Sang năm 2009, Chính phủ cần tăng cường đối thoại, Cấp Bộ, ngành: 6 tháng/lần và cấp chính quyền địa phương: 6 tháng/1 lần, đồng thời xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ (sớm sửa đổi Luật tổ chức Chính phủ). Về phía doanh nghiệp, tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp tích cực tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp, các chuyên gia để phản ánh, kiến nghị. Minh bạch để giảm thiểu sự lạm dụng của các nhóm lợi ích và hiến kế, đồng hành cùng Chính phủ giải quyết các khó khăn mới phát sinh một cách kịp thời.CP chủ động có trách nhiệm giải trình kịp thời trước các tổ chức có liên quan về các quyết định.  

Báo cáo môi trường kinh doanh – Doing Business – World Bank    

VIỆT NAM

2009

2008

2007

Đông Á & Thái Bình Dương

2009

2008

2007

Mức độ thuận lợi kinh doanh (xếp hạng)

92

91

104

Thu nhập thấp – Tổng thu nhập quốc gia trên đầu người (US$)

790

690

620

Số lượng quốc gia khảo sát

181

178 

175

Dân số (triệu)

85.1

84.1

83.0

1. Thành lập Doanh nghiệp (xếp hạng)

108

97

97

4. Đăng ký Tài sản (xếp hạng)

37

38

34

Thủ tục (số lượng)

11

11

11

Thủ tục (số lượng)

4

4

4

Thời gian (ngày)

50

50

50

Thời gian (ngày)

57

67

67

Chi phí (% thu nhập trên đầu người)

16.8

20

44.5

Chi phí (% giá trị tài sản)

1.2

1.2

1.2

Vốn tối thiểu (% thu nhập trên đầu người)

0

0.0

0.0

2. Cấp giấy phép xây dựng(xếp hạng)

67

63

25

5. Vay vốn Tín dụng (xếp hạng)

43

48

83

Thủ tục (số lượng)

13

13

14

Chỉ số mức độ của quyền lợi theo luật định (0-100)

7

6

4

Thời gian (ngày)

194

194

133

Chỉ số độ đầy đủ của thông tin tín dụng (0-6)

4

3

3

Chi phí (% thu nhập trên đầu người)

313.3

373.6

56.4

Độ phủ của đăng ký công cộng (% số người lớn)

13.4

9.2

2.7

3. Tuyển dụng và sa thải lao động (xếp hạng)

90

84

104

Độ phủ của đăng ký tư nhân (% số người lớn)

0.0

0.0

0.0

Chỉ số độ khó khăn trong tuyển dụng lao động (0-100)

11

0

0

6. Bảo vệ Nhà đầu tư (xếp hạng)

170

165

170

Chỉ số độ khắt khe về giờ làm việc (0-100)

20

40

40

Chỉ số mức độ công khai thông tin  (0-10)

6

6

4

Chỉ số độ khó khăn trong sa thải lao động (0-100)

40

40

70

Chỉ số mức độ trách nhiệm của giám đốc (0-10)

0

0

0

Chỉ số độ khắt khe trong tuyển dụng lao động (0-100)

24

27

37

Chỉ số độ dễ dàng các cổ đông có thể kiện (0-10)

2

2

2

Chi phí tuyển dụng (% lương)

N/A

17

17

Chỉ số mức độ bảo vệ nhà đầu tư (0-10)

2.7

2.7

2

Chi phí sa thải (số tuần trả lương)

87

87

87

   

VIỆT NAM 2009 2008 2007 Đông Á & Thái Bình Dương 2009 2008 2007
Mức độ thuận lợi kinh doanh (xếp hạng) 92 91 104 Thu nhập thấp – Tổng thu nhập quốc gia trên đầu người (US$) 790 690 620
Số lượng quốc gia khảo sát 181 178  175 Dân số (triệu) 85.1 84.1 83.0
               
7. Nộp thuế (xếp hạng) 140 128 120 9. Thực thi Hợp đồng (xếp hạng) 42 40 94
Số lần đóng thuế (số lần trong một năm) 32 32 32 Thủ tục (số lượng) 34 34 37
Thời gian (số giờ trong một năm) 1,050 1,050 1050 Thời gian (ngày) 295 295 295
Tổng số thuế  phải trả (% trên lợi nhuận) 40.1 41.1 41.6 Chi phí (% nợ) 31.0 31.0 31
               
8. Thương mại quốc tế (xếp hạng) 67 63 75 10. Giải thể  Doanh nghiệp (xếp hạng) 124 121 116
Chứng từ xuất khẩu (số lượng) 6 6 6 Thời gian (năm) 5.0 5.0 5
Thời gian xuất khẩu (ngày) 24 24 35 Chi phí (% tài sản) 15 15 15
Chi phí xuất khẩu (US$/1 công-ten-nơ) 734 669 701 Tỷ lệ thu hồi (Cent trên 1 Đô-la) 18.0 18.0 18
Chứng từ nhập khẩu (số lượng) 8 8 9        
Thời gian nhập khẩu (ngày) 23 23 36        
Chi phí nhập khẩu (US$/1 công-ten-nơ) 901 881 887        

  Ông Lê Đăng Doanh – chuyên gia kinh tế cũng có những quan điểm rất thẳng thắn: Một cơ thể mạnh mẽ có thể vượt được những cơn sốc. Do vậy chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật và nói đúng sự thật. VN chưa có cuộc khủng hoảng này thì ta đã có cuộc khủng hoảng rồi. Cái quan trọng là giải pháp của chúng ta như thế nào. Hiện nay điều đầu tiên cần làm là ổn định tình hình, cứu giúp doanh nghiệp, người nghèo… Chúng ta mới chỉ nói lạm pháp đã giảm, nhưng lại không nói đến thất nghiệp, vỡ nợ, võ hụi. Chu trình của cuộc khủng hoảng hiện nay là từ tài chính sang kinh tế rồi dẫn đến các vấn đề an sinh. Vậy VN sẽ bị tác động như thế nào? VN ta chỉ trông vào dầu thô, nhưng giá dầu đang giảm, gạo chúng ta cũng tưởng là tăng lên nhưng bây giờ nhiều nước đã xuất khẩu rồi. Du lịch cũng giảm sút, tình hình đầu tư của khu vực dân doanh đã giảm sút…Tất cả những chỉ số đó cần phải có sự đánh giá một cáh chính xác. Phải có giải pháp tình thế trong năm 2009. Đối phó với cơn bão kinh tế. Chúng ta không thế lấy món bất biến ứng với vạn biến. Phải cải cách. Chỉ có cải cách mới phát huy được tình hình hiện nay. Cụ thể là phải cải cách luật và thủ tục hành chính.   Bà Dương Thu Hương – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định, khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này tác động trực tiếp đến Việt Nam. Tác động thể hiện trên: xuất khẩu giảm vì thị trường thế giới thu hẹp, sức mua của thế giới suy giảm, sức mua của du lịch giảm vì người nước ngoài thất nghiệp nhiều. FDI đăng ký nhiều nhưng giải ngân của năm 2009 sẽ rất ít. Động lực phát triển kinh tế của Trung Quốc là các doanh nghiệp phát triển nội địa, nhưng động lực phát triển kinh tế của doanh nghiệp Việt Nam là FDI, nếu giải ngân khó khăn thì chúng ta sẽ rất khó khăn. FDI trong 2009 sẽ khó khăn hơn 2008, 2007 chính vì sự khó khăn này GDP của Việt Nam năm 2009 sẽ khó đạt được chỉ tiêu nhưng chúng ta mong muốn.

 Bà Dương Thu Hương – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: Chúng ta đặt mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 rất lạc quan. Nhưng sợ rằng sẽ khó đạt được mức 6,5% tăng trưởng.

Chúng ta đặt mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 rất lạc quan. Nhưng sợ rằng sẽ khó đạt được mức 6,5% tăng trưởng.

Tác động đến doanh nghiệp Việt Nam, trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng hóa bình thường và tiền tệ. Khi doanh nghiệp khó khăn thì ngân hàng cũng khó khăn. Bằng cảm nhận của mình, có thể cảm nhận được hoạt động ngân hàng 2009 sẽ khó khăn hơn 2008 vì thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thu hẹp. Thị trường này có thể là cả Việt Nam và nước ngoài. Sức mua trong nước đang hạn chế lớn. Dự báo cuối năm 2008 lạm phát 25%, công nhân thất nghiệp nhiều.

Vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ khó khăn (trừ những doanh nghiệp năng động linh hoạt lách được vào một cái thị trường nào đấy, tìm ra một kẽ hở nào đấy thì mới có thể phát triển được), nhưng khi thị trường đã đan xen, việc tìm ra một khe hở để lách rất khó khăn. Do đó, việc tìm được thị trường sản xuất kinh doanh năm 2009 rất khó khăn.

Ổn định kinh tế vĩ mô rất khó khăn, Việt Nam đã thoát khỏi lạm phát chưa? Nếu dự đoán cuối năm dự đoán lạm phát 22% thì vẫn là lạm phát cao. Hiện nay 2 khả năng vẫn đang rập rình xảy ra: có thể vẫn lạm phát, có thể là thiểu phát. Vì thế, cần phải theo dõi từng tháng một để có thể nhận định được.

Việt Nam đã thiểu phát chưa, đã thực hiện kích cầu chưa? Khi phân tích nguyên nhân lạm phát của năm 2008, người ta cứ đổ cho giá của thế giới tăng lên chứ ko có yếu tố của giá tiền tệ. Còn nhớ những năm 2005 – 2006 – 2007 người ta vẫn quan điểm rằng lạm phát là do giá tăng nhưng tổng kết năm 2007 mới thấy yếu tố tiền tệ tăng khiến lạm phát năm 2008 cao. Tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng = 1/3 của 2007. Năm 2008, dự báo tín dụng cuối năm tăng khoảng gần 24%. Con số này là sự cố gắng rất lớn của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng đã điều chỉnh chính sách tiền tệ một cách rất linh hoạt. Các ngân hàng thương mại đến bây giờ có phong trào giảm lãi suất cho vay để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Nếu 2009 giảm phát thì cần lưu ý một điều rằng, biện pháp đi theo nó phải kích cầu ngay. Kích cầu là mở rộng tín dụng, kích thích tiêu dùng giúp cho sản xuất có nơi tiêu thụ. Sự đảo chiều “nóng lạnh” năm 2008 liên tục trên tất cả các thị trường vì vậy về giải pháp: chúng ta nên xem xét lại cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế nói chung trong các doanh nghiệp. Năm 1997 – 1998, sau khủng hoảng kinh tế khu vực, chúng ta có 3 cuộc cải cách. Trong năm 2008 chúng ta nói rất nhiều về cơ cấu kinh tế đang chứa đựng rất nhiều bất hợp lý. Xem xét lại cơ cấu kinh tế của nền kinh tế cần phải có cái nhìn rất thẳng thắn, rất thật. Đối với doanh nghiệp nên có cơ cấu thay đổi sản xuất kinh doanh. Về thể chế tài chính tiền tệ, nên có hình dung lại những vấn đề tài chính tiền tệ của Việt Nam để có những giải pháp thích hợp. Ví dụ, cả thế giới chuẩn bị về tiền nong, vậy chúng ta có chuẩn bị không?

Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Phó Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam, Chủ tịch HĐQT tập đoàn GP. Invest 

Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Phó Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam, Chủ tịch HĐQT tập đoàn GP. Invest cho biết cuộc khủng hoảng tài chính lần này bắt đầu từ tháng 8/2007 bằng dấu hiệu của việc một số các DN bất động sản tuyên bố phá sản. Nguyên nhân do giá vốn khá rẻ. Các khoản vay bất động sản phình lên tạo ra bong bóng bất động sản. Nhiều khoản vay dưới chuẩn (không có tên, không đủ đảm bảo) xuất hiện quá nhiều, mua hội đồng quá nhiều dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Chúng ta mới có 2 tháng kiềm chế lạm phát nhưng tình hình đã có những tín hiệu khả quan. Đồng ý rằng chúng ta đang chờ bão đến. Bão chính ở các nước tư bản lớn như Mỹ, Nhật. Nhưng Singapore cũng tuyên bố suy thoái. Do vậy bão đến đó sẽ rớt hoặc chậm lại. Phải đến năm 2009 mới tác động sâu sắc đến thị trường VN. Năm 2009 sẽ rất khó xuất khẩu tuy nhiên vẫn có thể đạt 65 tỷ đô la XK. Tôi cho rằng những ý kiến đó hết sức lạc quan bởi vì thế giới không có dư tiền, các quỹ đầu tư rất dè dặt khi đầu tư vào chúng ta, nhất là thời điểm hiện nay.

Đối với DN xây dựng, hàng năm lợi nhuận trên doanh thu từ 1 – 3%. Nhưng lúc đó lãi suất ngân hàng khoảng 8 – 10%. Bây giờ, lãi suất ngân hàng dù đã giảm còn khoảng 15% nhưng vẫn quá cao để tính đến lợi nhuận.

Do vậy, chính sách kinh tế của chúng ta lúc này phải hết sức sáng suốt. Trong khi kinh tế còn khó khăn, làm sao để giảm được chi phí đầu vào, giảm khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể về bất động sản: được biết tháng 1/2009 sẽ tính lại giá đất đai. Nếu chi phí ngành bất động sản có đất, có nhân công… thay đổi chính sách về giá đất tức là các yếu tố đầu vào sẽ tăng, sức mua sẽ khó khăn. Quan điểm của tôi cho rằng chính sách cần thiết lúc này là bảo toàn vốn, tránh bão năm 2009, sau năm 2009 mới tính đến chuyện làm ăn để đảm bảo vốn, đảm bảo nuôi quân…   Ông Nguyễn Sơn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may đang rất khó khăn. 10 tháng đầu năm nay toàn bộ kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 7,64 tỷ đô la Mỹ. Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm càng ngày càng giảm. Ông Sơn cũng cho biết, khả năng năm nay ngành không thể đạt được mục tiêu 9,5 tỷ đô la Mỹ, cố gắng lắm cũng chỉ đạt mức 9 tỷ đô la.   Hiện nay các DN đang rất lo lắng. Đối với các DN dệt, rất ít DN tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng bởi nếu phải tiếp cận với nguồn vốn lãi suất hơn 20% thì không DN nào có thể có lãi. Trong số hơn 2.000 DN dệt may, nhiều DN, nhất là DNVVN dựa vào xuất khẩu. Hy vọng lớn nhất là XK vào thị trường Nhật. Việt Nam đang là nước xuất khẩu thứ 3 vào thị trường Nhật. các thị trường khác hi vọng rất ít.   Ông Nguyễn Trần Bạt – Chủ tịch, TGĐ InvestConsult Group nhận định, trong 20 năm vừa rồi, mức thu, mức tích lũy, mức tiết kiệm trong xã hội của chúng ta rất thấp. Vì thế người nghèo không đủ khả năng chịu đựng khủng hoảng kinh tế nếu chúng ta không có sự che chắn của chính phủ. Chính phủ phải giữ vai trò cứu hộ kinh tế, không trừ một loại biến động nào. Ông Bạt cũng nhấn mạnh, “ở VN không có một ngành kinh tế nào quản lý 1 hệ thống vốn trên thực tế lớn hơn tham nhũng”, không ngăn chặn tham nhũng thì không có một sức khoẻ nào chịu đựng được nhất là trong giai đoạn khủng hoảng.   Ông Nguyễn Minh Phong – Trưởng phòng Kinh tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế – Xã hội Hà Nội nhận định, trong năm 2008, về chính sách, nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp hành chính trực tiếp liên quan đến lãi suất, tỷ giá…, các can thiệp này nhiều lúc ngược với quy trình tự nhiên. Về thị trường, có nhiều dự báo không chuẩn xác: dự báo đồng đô la; chính sách về gạo; về lãi suất: lãi suất âm, trong khi lãi suất chính thức thấp, thì lãi suất đen lại rất cao; về giá cả: các loại giá liên quan đến mặt hàng trong nước và mặt hàng ngoài nước. Bên cạnh đó, riêng thị trường chứng khoán, trong khi chứng khoán suy sụp thì các DN phát hành chứng khoán rất ung dung.   Ông Phong cũng đề cập đến những ngộ nhận về chính sách: ngộ nhận giữa lạm phát, giảm phát về thiểu phát; ngộ nhận về lãi suất khi hạ xuống đồng nghĩa với việc cho vay mở rộng trên cơ sở tất cả những gì mình đã có; ngộ nhận về giá cả một chiều, chỉ có tăng. Ông Phong cũng cho rằng, doanh nghiệp bắt buộc không thể phá sản, những dự án không thể nào dừng lại được. Nếu dừng lại là phá sản, là suy sụp.

Ông Phong đưa ra 5 điểm trong năm sau cần làm, đó là:

– Thị trường nhiều hơn, minh bạch nhiều hơn, tăng cường công tác giám sát cảnh báo an toàn của chính phủ. Chính phủ phải tập trung vào công tác giám sát, cảnh báo.

– Cần phải đảm bảo tính chuyên nhiệp nhiều hơn, trách nhiệm nhiều hơn, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân. Tham nhũng xuất phát nhiều từ khâu trung gian ở giữa. Tham nhũng ở giữa cực kỳ nguy hiểm vì người ở giữa tự tạo ra những cơ chế để tham nhũng.

– Chủ động và linh hoạt chính sách.

– Thông tin tự do hoá tư tưởng nhiều hơn, an sinh hoá xã hội nhiều hơn.

Ông Hoàng Thế Liên – Thứ trưởng Bộ Tư Pháp cho biết, tất cả các nước coi môi trường pháp lý là một yếu tố đầu tư. Không những nó là đầu vào thực sự cho chi phí, mà còn là đầu vào cho sự an toàn cho đồng vốn bỏ ra. Môi trường pháp lý là một yếu tố quan trọng, nằm ở vị trí xuất phát. “Ở Việt Nam, về quy định pháp luật, chúng ta có nhiều cố gắng trong xây dựng pháp luật. Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi trong việc xây dựng thể chế khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, trong xây dựng pháp luật, chúng ta chưa coi trọng, thể hiện ở đầu tư. Chi phí cho xây dựng pháp luật hiện nay đang là một vấn đề. Đầu tư vào pháp luật là đầu tư vào sự phát triển. Nói như vậy để chúng ta so sánh từ nhận thức đi đến đầu tư là chưa tương xứng. Chúng ta nên nghiên cứu một bộ môn: Kinh tế học pháp luật. Bởi bản thân xây dựng đầu tư cho pháp luật là rất tốn kém. Pháp luật tác động trực tiếp đến kinh doanh, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế. Nếu pháp luật không đúng, môi trường gồ ghề sẽ dẫn đến sự thiệt hại cho xã hội rất lớn”. – ông Liên nhấn mạnh – “Về các thiết chế bảo đảm thực thi pháp luật: vừa rồi chúng ta thực hiện 3 cuộc cải cách lập pháp, hành chính và tư pháp. Cải cách tư pháp, mục tiêu cuối cùng là làm cho bộ máy tư pháp có thể giải quyết tất cả những mâu thuẫn xã hội đặt ra. Hiện nay nhu cầu kiện cáo, tranh tụng trước tòa rất lớn. Năng lực của nó chưa đủ sức bao quát toàn bộ những mâu thuẫn này. Cải cách tư pháp phải được đẩy mạnh, tạo dòng chảy thuận lợi cho các nhà kinh doanh”.

Theo ông Liên, các cơ quan bổ trợ cho các ngành tư pháp: Hà Nội hiện có hơn 1.500 luật sư. TP HCM ngót nghét 2.000, còn lại là các tỉnh khác. Yếu tố đặt ra ở đây là cần phải có dịch vụ tư vấn pháp lý rất mạnh, phục vụ nhu cầu của các nhà doanh nghiệp. Nhưng các nhà doanh nghiệp của chúng ta lại sợ tốn kém khi phải bỏ chi phí cho dịch vụ này, chỉ khi mất bò mới lo làm chuồng. Doanh nghiệp phải nhận thức, Chính phủ phải nhận thức rằng cần phải tạo một hệ thống pháp lý vững chắc. 

Kết thúc tọa đàm, PGS. TS Võ Đại Lược – Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định, các DN cần phải có một chiến lược tích cực hơn – chúng ta phải thích ứng với “bão”, nếu dừng lại để chờ sẽ có nhiều nguy hiểm: “Về tham nhũng: phát triển thị trường mạnh đến đâu thì tham nhũng sẽ lùi đi đến đấy. Về vốn: trong nước ko thiếu, mà ngoài nước càng thừa. Hiện nay chúng ta có khoảng 600 tấn vàng được mua và trữ trong vài năm gần đây. Người VN tích trữ vàng như vậy bởi không có nơi nào đầu tư có lợi, nên nhiều DN kinh doanh trái phiếu chính phủ, vấn đề là cần phải tìm hướng đầu tư có lợi. Trên thế giới quá nhiều vốn, vì thế phải hạ lãi suất cho vay. Chúng ta nên lợi dụng nguồn vốn này. Các ngân hàng hiện nay rất khó cho vay. Về thể chế: đây là vấn đề rất quan trọng. Thể chế là vốn là nguồn lực, là vấn đề quyết định cho những nước có thể chế kém. Tuy nhiên thể chế hết sức phức tạp, tuỳ thuộc vào tư duy kinh tế của những người cầm quyền. Xin đề nghị với Bộ Tư pháp: cân nhắc chỗ nào có thể thể chế, chỗ nào có thể chậm thể chế để kinh tế phát triển được. Hệ thống thể chế hiện nay có rất nhiều điều cổ hủ mà chúng ta không sửa đổi.” PGS. TS Võ Đại Lược cũng nhấn mạnh, sửa đổi thể chế không chỉ bằng tiền mà phải bằng tư duy.

Sau hơn 3 giờ thảo luận sôi nổi, nhiều ý kiến đã được đưa ra hiến kế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là các phân tích và dự báo của những nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế hàng đầu về Môi trường kinh doanh năm 2009. Mặc dù khung khổ buổi tọa đàm có hạn, tuy nhiên các nhà chính sách, các chuyên gia kinh tế đã phần nào đưa ra dự báo về các tác động của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế; Giải pháp ứng phó của nhà nước và DN; Điều kiện hiện thực hóa các giải pháp đó – Hy vọng đây sẽ là những định hướng hữu ích cho các doanh nghiệp chuẩn bị bước vào năm kinh doanh 2009.

Nguồn:  Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp