Mỹ giảm thuế chống phá giá với cá tra Việt Nam
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo đó, thuế chống bán phá giá cá tra của một số doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Mỹ từ giai đoạn 1/8/2008 đến 31/7/2009 giảm xuống 0% thay cho đề xuất 130% trước đó.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, đây là kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần 6 (POR6) về thuế chống bán phá giá cá tra.

Việc thuế chống bán phá giá cá tra giảm thấp so với mức 130% của lần xem xét trước (công bố vào tháng 9/2010) do DOC chọn Bangladesh làm quốc gia thứ ba thay thế để tính biên độ chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam thay vì Philippines.

Các bị đơn tự nguyện khác cũng được giảm thuế còn 0-0,2%. Mức thuế áp cho các doanh nghiệp còn lại không tham gia đợt xem xét trên (ngoài danh sách bị đơn bắt buộc và tự nguyện) là 2,11 USD/kg (khoảng 63,38%), bằng mức thuế của POR5.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), nguyên nhân có sự thay đổi về thuế “ngoạn mục” trên do DOC đã quay lại sử dụng số liệu từ Bangladesh thay vì Philippines bởi sự ổn định và chính xác hơn về các nguồn số liệu so sánh. Các năm trước đây DOC cũng dùng số liệu của Bangladesh để quyết định mức thuế CBPG của VN và mức thuế thường bằng 0.

Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện khi kết quả điều tra cho thấy hàng nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%). Ngược lại hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa bởi hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Liên quan đến việc Mỹ áp thuế CBPG đối với tôm, Việt Nam đã kiện Mỹ ra WTO. Theo đại diện của VASEP, WTO sẽ đưa ra phán quyết vào tháng 5 tới và VN có rất nhiều khả năng thắng kiện vì cách tính quy về 0 “zeroing” của Mỹ là phi lý. Nếu thắng kiện, Mỹ sẽ phải áp dụng cách tính thuế CBPG mới và mức thuế của các công ty Việt Nam sẽ giảm mạnh, nhiều khả năng bằng 0.

C.T
Nguồn: Báo điện tử Công thương