Nên đánh thuế lũy tiến với bất động sản
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Đáng chú ý nhất là việc thị trường bất động sản của Việt Nam tăng cao trong khi thị trường chứng khoán có dấu hiệu hạ nhiệt. ông Martin tỏ ra lo ngại khi tín dụng tăng quá nóng, hơn 50% trong năm 2007 đã góp phần làm tăng giá, tăng nhập khẩu và tạo bong bóng bất động sản. Cơn sốt bất động sản đã khiến cho giá nhà, đất tăng quá nhanh và tình trạng bong bóng xuất hiện liên tục trên thị trường từ đầu năm 2007 đến nay. Dẫn chứng điều tra từ Tổng cục Thống kê, ông Martin nêu giữa năm 2006 giá thuê văn phòng chỉ 45 USD/m2 nhưng đến nay con số này đã là 80 USD. Tại TP.HCM, hầu như các cao ốc, văn phòng cho thuê đã được lấp đầy.

Ông Martin cho rằng cần phải chấm dứt tình trạng bong bóng trên thị trường nhà, đất. Nên chăng giám sát hoạt động ngân hàng và quy định mức trần cho vay bất động sản cũng giúp kiềm chế lạm phát. Một cách thức quyết liệt khác để ngăn chặn tình trạng đầu cơ là đưa ra các quy định mới về thuế tài sản. Với thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, cần thiết đánh thuế lũy tiến đối với những người sở hữu nhiều nhà, đất. Chính sách này sẽ giúp hạn chế được nạn đầu cơ, làm xì những cơn sốt bong bóng. Thậm chí cần thiết thì áp dụng thêm cả việc đánh thuế lợi nhuận ngắn hạn thu được từ đất đai cũng có thể giúp tạo nguồn tài chính đáng kể, ông Martin nói.

Đánh giá cao gói chính sách mới mà Chính phủ Việt Nam đưa ra để hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực đến quá trình tăng trưởng, Ngân hàng Thế giới nhận định nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, gói giải pháp này có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện và khả năng điều chỉnh của Chính phủ.

Nguồn: Báo Pháp luật TP HCM