Ngành Công Thương triển khai biện pháp hạn chế nhập siêu: Phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Bộ Công Thương đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ban hành các quy định theo hướng chặt chẽ trong việc cho mua ngoại tệ để nhập khẩu. 7 nhóm giải pháp tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và Hiệp hội ngành nghề đánh giá nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng và khả năng đáp ứng của sản xuất trong nước, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cụ thể với từng mặt hàng để hạn chế nhập khẩu năm 2008. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đưa ra 7 nhóm giải pháp trung và dài hạn để hạn chế nhập siêu, cụ thể: Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu như đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, xe đạp, phụ tùng, túi xách,… Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, ngành công nghiệp phụ trợ: Đẩy mạnh sản xuất trong nước, cung cấp các loại nguyên liệu, linh phụ kiện, phụ tùng, chi tiết cho sản xuất xuất khẩu và tiêu dùng. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản xuất công nghiệp và thương mại phù hợp với các quy định của WTO và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết. Hoàn thiện và ban hành mới các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế, trong đó quan tâm việc chủ động đàm phán, ký kết các hiệp định song phương, đa phương thiết lập các khu mậu dịch tự do theo hướng tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Phối hợp với các đối tác thương mại mà Việt Nam nhập siêu để tìm giải pháp giảm nhập siêu vào Việt Nam và tăng xuất khẩu từ Việt Nam. Điều tiết tỷ giá hối đoái sao cho vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý là cần thiết. Chống lãng phí trong sản xuất và đầu tư xây dựng cơ bản, trong tiêu dùng và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong nước. Phát triển các vùng nguyên liệu như vùng trồng cây lương thực, cây có dầu, cây nguyên liệu giấy, chăn nuôi bò sữa, nuôi trồng thủy sản,… bảo đảm cung cấp ngày càng nhiều nguyên liệu trong nước cho phát triển công nghiệp, góp phần tự chủ, giảm nhập siêu. Các doanh nghiệp thương mại, công nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động

Bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất

Bộ Công Thương yêu cầu Chủ tịch các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có trách nhiệm quản lý giá thành, giá cả các hàng hóa do đơn vị sản xuất; đồng thời có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đại lý chống găm hàng, đầu cơ, tăng giá bán. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất; không tăng giá điện từ nay đến hết tháng 6/2008 theo chỉ đạo của Chính phủ. Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty Hóa chất đẩy mạnh hoạt động sản xuất phân bón, nhất là phân đạm Ure bảo đảm đạt sản lượng 915 ngàn tấn, xem xét hỗ trợ nông dân dưới hình thức cung ứng phân bón trước và thu tiền cuối vụ. Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam ưu tiên cung ứng đủ than cho các hộ sử dụng trong nước gồm điện, xi măng, phân bón, giấy,….; từ nay đến hết tháng 6/2008 không tăng giá bán than. Tổng Công ty Thép Việt Nam và Hiệp hội Thép Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất không bán tập trung số lượng thép lớn cho các đại lý để tránh hiện tượng găm hàng, nâng giá bán, triển khai việc cung ứng thép trực tiếp cho các dự án đầu tư lớn, mở rộng kênh phân phối tới tận tay người tiêu dùng. Tổng công ty Xăng dầu cần theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu thế giới, chủ động cân đối cung – cầu, nhập khẩu xăng, dầu ở thời điểm và mức giá hợp lý. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các cửa hàng bán lẻ trong việc chấp hành quy định về giá bán xăng dầu, trang thiết bị đong đếm,… Tập đoàn Dệt may, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Da giày chỉ đạo các đơn vị rà soát tiết giảm các chi phí sản xuất như xăng dầu, điện,… chủ động nguồn nguyên liệu, tăng cường các hoạt động thương mại, mở rộng thị trường mới có sử dụng ngoại tệ chuyển đổi khác ngoài USD. Các doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí, Tổng công ty Tàu thủy, Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp, Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp, Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện,… đẩy mạnh sản xuất linh phụ kiện, phụ tùng cho các hoạt động lắp ráp như lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị đồng bộ cho công nghiệp chế biến, hỗ trợ bà con nông dân mua máy móc trả chậm,… Tổng công ty Giấy và Hiệp hội giấy Việt Nam có biện pháp chủ động nguồn nguyên liệu, bố trí sản xuất hợp lý phù hợp với nhu cầu thị trường, tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu nhất là những thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Ấn Độ.

Nguồn: Website Chính phủ