Nhiều điểm mới về doanh nghiệp ưu tiên
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trong Thông tư 86, những lợi ích thiết thực tiếp tục được phát huy, đồng thời bổ sung nhiều điểm mới để phát huy hiệu quả của chương trình DN ưu tiên. Phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn bà Lê Thu- Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan).

Theo bà, vì sao phải ban hành Thông tư 86?

Sau 2 năm triển khai thí điểm, chương trình DN ưu tiên đã thu được kết quả đáng khích lệ. Theo đánh giá của các DN ưu tiên và cộng đồng DN cho thấy, chương trình đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho DN (giảm thời gian, chi phí do được miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; được vinh danh, uy tín với đối tác). Đối với cơ quan Hải quan cũng có nhiều lợi ích từ việc áp dụng cơ chế quản lý này… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng phát sinh một số tồn tại cần sửa đổi.

Việc ban hành Thông tư 86 là để hướng dẫn thi hành một số văn bản Luật, Nghị định; tháo gỡ vướng mắc trong thực tế phát sinh, đồng thời khắc phục hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý hải quan…

Bà có thể cho biết cụ thể về những sửa đổi này?

Một trong những vấn đề mà Thông tư 86 đã sửa đổi, đó là điều kiện về tuân thủ pháp luật. Thông tư 86 quy định thời hạn đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của DN là 24 tháng (Thông tư 63 là 36 tháng). Thời hạn rút ngắn lại như vậy là phù hợp với thời hiệu xử lý vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 97/2007/NĐ-CP.

Việc đánh giá chủ yếu là căn cứ tính chất vi phạm, theo đó, quy định nội hàm “vi phạm nghiêm trọng” là buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; gian lận, trốn thuế bị phạt từ 1 lần thuế trở lên. Theo quy định mới này, các vi phạm về thủ tục (mức phạt vi phạm dưới 2 triệu đồng) không bị coi là vi phạm pháp luật. Cách làm này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế của một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản…

Cơ quan quản lý nhà nước khác đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp cũng được rút gọn, chỉ còn 2 cơ quan tham gia là cơ quan Hải quan và cơ quan thuế nội địa.

Điều kiện về kim ngạch cũng được các DN rất quan tâm. Bà có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Điều kiện về mức kim ngạch đối với DN ưu tiên cũng được giảm xuống để nhiều DN có thể tham gia. Cụ thể: Thông tư 63 và Thông tư 105 quy định mức kim ngạch là 350 triệu USD/năm đối với DN ưu tiên loại 1 và 70 triệu USD/năm đối với DN ưu tiên loại 2.

Tại Thông tư 86, quy định kim ngạch đối với DN ưu tiên loại 1 tối thiểu đạt 200 triệu USD/năm; tương ứng với loại 2 là tối thiểu đạt 50 triệu USD/năm; không xét kim ngạch đối với DN ưu tiên loại 3 (DN công nghệ cao).

Theo tính toán của cơ quan Hải quan, với mức kim ngạch này, dự kiến đến năm 2020 có gần 100 DN có thể được công nhận DN ưu tiên. Số lượng này phù hợp với các điều kiện của cơ quan Hải quan. Bên cạnh đó vẫn đáp ứng được yêu cầu là khuyến khích các DN vừa và nhỏ của Việt Nam, nhất là các DN XK nông, thủy sản, dệt may, da giầy.

Xin cảm ơn bà!

Bảo Trân (thực hiện)

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn/pages/nhieu-diem-moi-ve-dn-uu-tien.aspx