Nhiều doanh nghiệp dệt may đứng trước nguy cơ đóng cửa
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Mặc dù Tết là dịp đẩy mạnh bán hàng và đã có nhiều nỗ lực quảng bá tiêu thụ nhưng theo thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, ngành dệt may tháng Tết đã thất thu đáng kể.

Nhóm sản phẩm quần áo cho người lớn bán ra tháng 1/2009 chỉ đạt 94,1% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài lý do người dân tiết kiệm chi dùng, hàng dệt may trong nước đã tỏ ra yếu thế trong cuộc cạnh tranh với quần áo Trung Quốc giá rẻ và mẫu mã đa dạng.

Trong lĩnh vực xuất khẩu, ngành dệt may đang đối diện với nguy cơ đóng cửa nhiều nhà máy do đơn hàng bị cắt giảm mạnh. Hiện một số doanh nghiệp nước ngoài tại Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An… phải đóng cửa, sa thải hàng loạt công nhân.

Tình hình sẽ còn khó khăn hơn khi giá hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu chính dự kiến giảm trên 20%, riêng thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất Hoa Kỳ sẽ cắt giảm nhập khẩu 15% hàng dệt may.

Do đó, số nhân công mất việc trong toàn ngành ước tính có thể lên đến hơn chục ngàn người.

Các doanh nghiệp dệt may đã kiến nghị Chính phủ trích 1% từ kim ngạch xuất khẩu để hỗ trợ tài chính cho người lao động trong các xí nghiệp đang gặp khó khăn và có nguy cơ đóng cửa. Kiến nghị này dành cho các doanh nghiệp có thành tích trong xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp từ ngân sách bằng cách bù lãi suất vay Được biết, để giảm rủi ro từ việc phụ thuộc vào một vài thị trường lớn, các doanh nghiệp đang hướng tới các thị trường phi truyền thống như Trung Đông, Đông Âu, châu Phi bên cạnh việc tiếp tục xây dựng chuỗi bán lẻ sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam với sản phẩm phổ thông và sản phẩm cao cấp.

Theo Phan Hùng
Nguồn: Báo Điện tử VietNamNet