Quan hệ Thương mại Việt Nam – Bỉ 10 tháng đầu năm 2008
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tuy nhiên, chính phủ Bỉ cùng với chính phủ các nước liên quan là Pháp và Hà Lan đều quyết định ra tay cứu hai ngân hàng này. Mặc dù vậy, tình hình tài chính ngân hàng nói chung vẫn chưa hoàn toàn sáng sủa. Tỷ lệ lạm phát năm nay ước tính vào khoảng 4,6% và sẽ giảm xuống khoảng 1,5% sang năm 2009 do tình hình suy thoái, trong khi tỷ lệ tương ứng của năm 2007 là 1,82%. Giá dầu giảm và nền kinh tế Mỹ suy giảm đã gây tác động trực tiếp đến những nền kinh tế có độ mở cao như Bỉ.

Đối mặt với vấn đề suy thoái, Chính phủ Bỉ cũng dự kiến thông qua khoản chi 2 tỷ Euro, tương ứng với khoảng 5 – 7% GDP nhằm kích thích nền kinh tế. Theo Thống đốc Ngân hàng trung ương Bỉ, khoản chi rất cần thiết này phải là 4,5 tỷ Euro, tức là tương đương 1,3% GDP. Đây cũng là một động thái phù hợp với chính sách chung của cả EU nhằm chi khoảng 200 tỷ Euro để vực nền kinh tế vượt qua cơn suy thoái. Như vậy, nếu chi đến 4,5 tỷ Euro có nghĩa là Bỉ sẵn sàng chấp nhận thâm hụt ngân sách chừng 2% để duy trì đà phát triển của nền kinh tế.

Quý III/2008, tăng trưởng GDP của Bỉ chỉ đạt thêm chừng 0,1% và tính chung cả năm thì chỉ đạt chừng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ có dịch vụ và xây dựng là đạt mức tăng khá hơn, trong khi công nghiệp đã có bước sụt giảm giá trị đến -0,5%. Theo phân tích của Ngân hàng Trung ương Bỉ, nền kinh tế phát triển chậm lại còn có lý do đầu tư doanh nghiệp sau thời gian 5 quý liên tục tăng mạnh thì đã giảm đến 0,1% trong quý này. Cùng lúc đó, ngoại thương Bỉ cũng có bước chậm lại vì xuất khẩu giảm trong khi nhu cầu nhập khẩu vẫn duy trì ở mức cao. Theo số liệu của Cơ quan Ngoại thương Bỉ, riêng tháng 8/2008, trong khi xuất khẩu của Bỉ chỉ tăng 4,7% thì nhập khẩu lại tăng đến 14,9% (tương ứng với các giá trị 18,6 và 20,4 tỷ Euro).

Về tiêu dùng, điều tra mới đây cho thấy một tỷ lệ rất cao người dân Bỉ (87%) cho rằng nền kinh tế đang rơi vào suy thoái. Số đông người tiêu dùng Bỉ muốn thắt chặt chi tiêu trong mùa mua sắm cuối năm này (73%) và thể hiện mối lo cho một thời kỳ kinh tế khó khăn sắp tới. 

Tình hình thương mại Việt Nam – Bỉ

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, đến hết tháng 10/2008, Việt Nam đã xuất được lượng hàng hóa trị giá 811.952.164 USD sang thị trường Bỉ. Như vậy, theo ước tính, đến hết năm 2008, giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Bỉ sẽ đạt khoảng gần 975 triệu USD, với mức tăng khoảng 15% so với giá trị xuất khẩu năm ngoái. Với giá trị kim ngạch này (đứng thứ tư sau Đức, Anh và Hà Lan), Bỉ tiếp tục khẳng định là thị trường trung chuyển quan trọng bậc nhất Châu Âu của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Bỉ các mặt hàng chủ yếu trong 10 tháng đầu năm 2008 như sau:

Đơn vị tính: USD

Stt Tên hàng Trị giá 10 tháng
Tổng 811.952.164
1 Giày dép các loại  243.720.761
2 Cà phê    96.474.621
3 Hàng hải sản    91.104.300
4 Hàng dệt may    88.977.681
5 Túi xách, ví,vai li, mũ & ô dù    58.506.607
6 Gỗ & sản phẩm gỗ    26.331.759
7 Cao su    13.475.912
8 Sản phẩm đá quý & kim loại quý    10.711.303
9 Sản phẩm chất dẻo      7.895.259
10 Sản phẩm mây, tre, cói & thảm      5.542.906
11 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện      5.222.946
12 Hạt điều      4.260.614
13 Sản phẩm gốm, sứ      3.941.298
14 Đồ chơi trẻ em      2.477.925
15 Hạt tiêu      2.070.439
16 Gạo      1.716.436
17 Hàng rau quả      1.607.075
18 Xe đạp & phụ tùng         277.568
19 Hàng hóa khác  147.636.754

Nguồn: Tổng cục Hải quan (Việt Nam)

Trong số 18 mặt hàng được thống kê, chỉ có xe đạp và phụ tùng xe đạp là có kim ngạch dưới 1 triệu USD. Các mặt hàng có mức tăng rất mạnh tiếp tục là cà phê, hải sản, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hạt điều và hạt tiêu. Năm 2008 cũng ghi nhận mức tăng mạnh của mặt hàng gạo xuất sang thị trường Bỉ, dù giá trị kim ngạch còn khiêm tốn. Điều này cũng được giải thích bởi diễn biến phức tạp của thị trường gạo thế giới thời điểm đầu năm 2008.

Các sản phẩm có giá trị xuất khẩu giảm đáng chú ý nhất là đá quý và kim loại quý, gỗ và sản phẩm gỗ và hàng dệt may. Riêng mặt hàng dệt may, với thuận lợi về tăng tiêu thụ dịp lễ hội cuối năm, vẫn còn hy vọng có thể đạt giá trị xuất khẩu tương đương năm trước.

Lý do cơ bản với việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Bỉ chỉ đạt mức tăng khoảng 15% so với năm 2007 là do bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới. Trước tiên là bất lợi về tỷ giá khi đồng USD xuống giá so với đồng Euro trong gần hết năm 2007 và già nửa năm 2008. Việc đồng USD xuống giá đã khiến hàng hóa của Việt Nam theo truyền thống được tính bằng USD trở nên đắt đỏ, kém cạnh tranh hơn. Tiếp đó, một lý do quan trọng khác và có tính định hướng cho kế hoạch năm 2009 là sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu. Cũng như các nước, Bỉ có ý thắt chặt nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu.

Về nhập khẩu, đến hết tháng 10, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Bỉ đạt khoảng 305,3 triệu USD. Như vậy, đến hết năm 2008, kim ngạch nhập khẩu này ước đạt 366,4 triệu USD, với mức tăng 2008/2007 khoảng 17%, là một bước cải thiện so với mức tăng 38,5% của năm trước 2007/2006. 

(Theo Thương Vụ Việt Nam tại Bỉ và EU – TTNN)