Quy định mới về cơ chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Quyết định 13/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ thay thế Quyết định 145/2000/QĐ-TTg ngày 19/12/2000.

Một trong những nội dung mới về nguyên tắc sử dụng vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là cơ quan này được sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu, tín phiếu Chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, gửi tiền tại Kho bạc Nhà nước và tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; gửi tiền, mua trái phiếu, tín phiếu của các ngân hàng thương mại Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A, nhằm đảm bảo an toàn vốn và bù đắp chi phí.

Ngoài quyền được thanh lý, nhượng bán tài sản giống quy định cũ, quy chế mới cho phép Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được cho thuê tài sản theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật.

Quy chế này cũng quy định chặt chẽ việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí các khoản gồm: tiền phạt về vi phạm pháp luật do cá nhân gây ra không mang danh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; các khoản chi không liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các khoản chi không có chứng từ hợp pháp; khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ và các khoản chi không hợp lý khác.

Nếu như theo quy chế cũ, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện chế độ kiểm soát nội bộ theo quy định hiện hành thì quy chế mới đã nêu rõ báo cáo quyết toán tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán, đồng thời kết quả kiểm toán này phải được gửi cho Bộ Tài chính.

Nguồn: Website Chính phủ