Quý I, Việt Nam chính thức xuất siêu 220 triệu USD
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Cục Hải Quan Việt Nam vừa công bố số liệu xuất nhập khẩu tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2012. Điểm đáng chú ý trong tháng 3/2012 Việt Nam đã xuất siêu 424 triệu USD, lũy kế 3 tháng đầu năm xuất siêu 220 triệu USD. Đây có thể xem là quý đầu tiên Việt Nam chính thức xuất siêu. Phải chăng là điều đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam?

Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 đạt 9,5 tỷ USD, tăng 14,7% so với tháng trước, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – khối FDI đạt 5 tỷ USD, tăng 8% so với tháng trước.

Lũy kế 3 tháng, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 24,8 tỷ USD, tăng 24,3%; trong đó khối FDI đạt 13,7 tỷ USD, tăng 44,3% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2011, kim ngạch xuất khẩu của khối FDI chỉ tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu  tháng 3 đạt 9,1 tỷ USD, tăng 4,7%; trong đó khối FDI đạt 4,7 tỷ USD, tăng 4,2% so với tháng trước.

Lũy kế 3 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 24,6 tỷ USD, tăng 4,8%; khối FDI đạt 12,8 tỷ USD, tăng 24% so với quý I/2011.

Điều này cho thấy, mặc dù khối FDI đã đẩy mạnh xuất khẩu giúp cho cán cân thương mại Việt Nam thặng dư, nhưng việc xuất nhập khẩu tháng 3 của khối này tăng thấp hơn mức bình quân của cả nước là đáng lưu ý. Đồng thời, khối doanh nghiệp trong nước đã giảm nhập siêu so với ước tính.

Trước đó, Tổng Cục thống kê công bố nhập siêu hàng hóa quý I năm 2012 ước tính 251 triệu USD, bằng 1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2,75 tỷ USD; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 2,5 tỷ USD. Tuy nhiên, với số liệu chính thức từ Hải Quan Việt Nam cho thấy khu vực kinh tế trong nước quý I/2012 chỉ nhập siêu 670 triệu USD, khối FDI xuất siêu 894 triệu USD.

 

Thứ tự

Top xuất khẩu

Top nhập khẩu

Nhóm

Giá trị

Nhóm

Giá trị

1

Dệt may

3,31 tỷ USD

Máy móc thiết bị, phụ tùng

3,37 tỷ USD

2

Điện thoại các loại và linh kiện

2,7 tỷ USD

Máy vi tính, điện tử và linh kiện

2,64 tỷ USD

3

Dầu thô

1,68 tỷ USD

Xăng dầu

2,13 tỷ USD

4

Máy vi tính, điện tử và linh kiện

1,63 tỷ USD

Sắt thép các loại

1,45 tỷ USD

5

Giày dép

1,49 tỷ USD

Vải các loại

1,44 tỷ USD

6

Máy móc, thiết bị, dụng cụ

1,26 tỷ USD

Chất dẻo NL

1,1 tỷ USD

7

Thủy sản

1,3 tỷ USD

Điện thoại các loại và linh kiện

0,87 tỷ USD

8

Cà phê

1,07 tỷ USD

Hóa chất

0,7 tỷ USD

9

Gỗ và sản phẩm gỗ

1,03 tỷ USD

NPL dệt may, giày da

0,66 tỷ USD

Theo TTVN