Quý I/2012: Dệt may tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Riêng trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 1,15 tỷ USD, tăng nhẹ so với tháng 2 và là mặt hàng duy nhất trong tháng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, năm 2012 cũng được xem là năm thách thức về thị trường xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Xuất khẩu dệt may vào các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công từ châu Âu. Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến nghị, để xuất khẩu hàng dệt may năm 2012 tiếp tục tăng trưởng, các doanh nghiệp dệt may cần triển khai một số biện pháp giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công. Bên cạnh đó, tập trung nâng cao tỷ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng), tăng sử dụng các nguyên phụ liệu tự nhiên được sản xuất trong nước, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo lao động nghề để bổ sung nguồn nhân lực cho ngành.

Ngoài ra, để đối phó với tình hình chi phí đầu vào tăng như hiện nay, Tổng Công ty Dệt may đang tích cực phối hợp với các địa phương dành quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm, khu vực trồng bông, nguyên liệu phụ kiện theo quy hoạch; không sử dụng rào cản kỹ thuật không hợp lý với công nghiệp dệt may, nhất là tiêu chuẩn nước thải; thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước.

Theo đề án phát triển nguyên phụ liệu ngành dệt may giai đoạn 2010-2015, mục tiêu đến năm 2012, khi các nhà máy đi vào hoạt động ổn định sẽ đảm bảo khoảng 70% nhu cầu toàn ngành. Năm 2015, ngành dệt may đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa 70 – 80%./.

Nguồn: CPV