Sản xuất chậm lại, tồn kho tăng cao
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Nguyên nhân khiến sản xuất công nghiệp tăng chậm hơn nhiều so với cùng kỳ là do khai khoáng sụt giảm mạnh. Cụ thể 4 tháng đầu năm, ngành khai khoáng giảm 9,7%, làm giảm 2,1 điểm phần trăm mức tăng chung (cùng kỳ năm 2016, khai khoáng chỉ giảm 1,7% và chỉ làm giảm 0,4 điểm phần trăm mức tăng chung).

Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng chỉ tăng 9,2% thấp hơn mức tăng 9,6% của cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện tăng 9,3% thấp hơn mức tăng 12,1% của cùng kỳ; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3% cũng thấp hơn nhiều mức tăng 9% của cùng kỳ.

Không chỉ sản xuất chậm lại, tiêu thụ cũng chững lại, thậm chí mức độ còn lớn hơn. Cụ thể, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3 năm 2017 tăng 15,1% so với tháng trước và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 3 tháng đầu năm tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi các con số tương ứng của 3 tháng đầu năm 2016 là 36,5%; 12,7% và 10,2%.

Tiêu thụ thậm lại là nguyên nhân dẫn đến tồn kho tăng cao. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thời điểm 1/4/2017 tăng 12,7% so với cùng thời điểm năm 2016 (cùng kỳ năm trước tăng 8,9%).

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn mức tăng chung: Sản xuất xe có động cơ tăng 158,9%, chủ yếu do Công ty ô tô Trường Hải giảm mạnh sản lượng tiêu thụ; sản xuất kim loại tăng 54,5%; sản xuất đồ uống tăng 45,4%; sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại (chủ yếu là xi măng) tăng 39,7%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 32,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 29,9%…

Tỷ lệ tồn kho bình quân toàn ngành chế biến, chế tạo 3 tháng đầu năm là 71,9%.

P.L
Nguồn: http://thoibaonganhang.vn/san-xuat-cham-lai-ton-kho-tang-cao-62316.html