Sẽ bỏ phân biệt hàng xuất khẩu với hàng nội địa
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Nhiều doanh nghiệp sửng sốt khi đưa hàng về nông thôn bán chạy hơn cả siêu thị.

Tiếp cận thị trường khá tốt

Cũng theo ông Quyền, doanh thu của đợt bán hàng này có thể vượt trên sự mong đợi của các thương nhân nhưng đó không phải là vấn đề quan trọng mà các DN nội có thái độ ứng xử đúng mực với các thượng đế của mình. Cụ thể như hàng bán khu vực nông thôn không thấy có hiện tượng bán hàng kém chất lượng, hàng loại hay là lỗi mốt.

“Kết quả ban đầu cho thấy một số DN nội tiếp cận thị trường trong nước khá tốt. Đơn cử, thị trường nội địa là hướng mở cho Tổng Công ty Dệt may Việt Nam bù lại sự hụt hẫng của xuất khẩu, tăng trưởng đạt gần 20%, vượt chỉ tiêu đặt ra. Một số DN sản xuất kinh doanh sắt thép, xi măng… cũng có động thái tích cực” – ông Quyền cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, những gì đạt được trong mấy tháng qua mới chỉ là bước đầu. So với quy mô dân số thì quy mô tiêu dùng còn nhỏ. Sự phân bố dân cư và thu nhập không đồng đều làm cầu tiêu dùng bị phân hóa. Kèm theo đó là hệ thống phân phối của DN chưa tốt. Tiếp cận thị trường là việc khó nhưng không phải vì khó mà chúng ta không làm. Điều đó cho thấy các DN trong nước cần phải kiên trì. Để lấy được chữ tín của mình với người tiêu dùng trong nước không phải ngày một ngày hai. Phải đặt chân đến khai thác từ hôm nay thì 3-5 năm sau mới có kết quả. Đặc biệt, DN cần liên kết tốt giữa sản xuất và phân phối.

Lấy thị trường nội làm điểm tựa

Thời gian tới, ông Tú cho biết chính sách thương mại vẫn tập trung vào việc xác định lấy thị trường nội địa làm điểm tựa để tăng trưởng. Do đó, những chính sách phát triển thị trường nội địa tập trung hỗ trợ DN như những chính sách đã ưu ái cho xuất khẩu trước đây. Thậm chí trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì những ưu đãi có thể còn phải hơn nhiều, như tiếp tục thực hiện chính sách giảm, giãn nợ thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo quỹ đất để phục vụ sản xuất, kinh doanh, thậm chí nhà nước sẽ có quỹ thường xuyên hỗ trợ DN tổ chức triển lãm, giới thiệu sản phẩm…

Đặc biệt, hiện Bộ Công thương đang nghiên cứu việc cấu trúc lại thị trường để có sự đồng nhất giữa thị trường xuất khẩu và nội địa, không còn phân biệt hàng hóa sản xuất cho xuất khẩu và cho thị trường nội địa.

Đồng thời, ông Tú cũng nhấn mạnh chính sách kích cầu nên tập trung hỗ trợ người tiêu dùng khu vực nông thôn và người có thu nhập thấp mua tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng của nội địa.

Báo cáo tình hình hoạt động thương mại bảy tháng đầu năm của Bộ Công thương nhấn mạnh, dù giá cả các mặt hàng nông sản, thực phẩm tăng cao đã ảnh hưởng không ít đến việc tiêu thụ sản phẩm nhưng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 7 ước đạt 96,1 ngàn tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng 6. Trong đó, tăng trưởng cao nhất là ngành khách sạn, nhà hàng tăng 3,6%; ngành du lịch tăng 2,1%; ngành dịch vụ tăng 2,6%.

Tính chung bảy tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 643,6 ngàn tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng TP.HCM và Hà Nội đạt mức cao so với cả nước với mức lần lượt là 18,4% và 16,1% .

Nguồn: Báo điện tử Pháp luật TP HCM