Sẽ lấy ý kiến nhân dân về dự án kém hiệu quả
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Lấy ý kiến nhân dân về các dự án kém hiệu quả

Rà soát các dự án đầu tư công kém hiệu quả được xem là một trong các biện pháp cần thiết để giảm lạm phát lúc này. Nhưng rà soát thế nào, ở đâu, sẽ có lộ trình được Chính phủ xem xét.

Quốc hội năm nào cũng yêu cầu xem xét lại các dự án đầu tư dàn trải nhưng đợt giám sát lần này phải cụ thể hơn, kiên quyết và kịp thời hơn không chỉ ở TƯ mà còn ở địa phương. Để quyết định tiếp tục đầu tư hay không cũng cần có tiêu chí.

Thông thường, phải trong thời hạn 6 tháng hoặc 9 tháng chúng ta mới xem lại các dự án đầu tư. Tuy nhiên, để kiểm tra việc thực hiện chủ trương cần phải đi thực tế rà soát lại toàn bộ danh mục và thâm nhập để lấy ý kiến của nhân dân. Phải xem dự án đã sinh lợi và nhân dân đã được hưởng lợi từ các dự án đó hay chưa.

Đây sẽ phải  là một trong những việc làm thường xuyên của Chính phủ.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Nếu làm được, sẽ tạo nề nếp tốt

Chính phủ đã không ít lần yêu cầu Bộ Kế hoạch và đầu tư rà soát lại các dự án sử dụng ngân sách nhà nước để tránh đầu tư dàn trải. Ngay tại thời điểm này, yêu cầu trên của Chính phủ là rất hợp lý và đúng lúc. Tôi cho là Thủ tướng có thể đưa ra một thời hạn nhất định kiên quyết yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Mô tả ảnh.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Để tránh tình trạng lâu nay, các bộ ngành, địa phương vẫn tìm cách dây dưa để dự án được tiếp tục, Thủ tướng Chính phủ có thể giao cho một bộ máy nào đó thuộc Văn phòng Chính phủ yêu cầu từng địa phương, bộ, ngành rà soát. Ngoài ra, có thể tập hợp thêm ý kiến nhân dân. Tôi tin thư từ phản ánh của nhân dân về các dự án kém hiệu quả không ít. Đây cũng là một trong những căn cứ để phát hiện.

Trong trường hợp bộ, ngành, địa phương không chủ động đề xuất, Thủ tướng Chính phủ có thể giữ quyền bãi bỏ các dự án qua rà soát thấy không hiệu quả. Hoặc đình lại các dự án nếu các nơi không tự làm. Tôi cho rằng, với biện pháp kiên quyết và có thời hạn rõ ràng, việc rà soát sẽ hiệu quả.

Nếu làm được sẽ tạo ra những nề nếp tốt: Chính phủ sẽ kiên quyết, cứng rắn hơn trong tất cả các quyết định của mình và buộc các cấp cơ quan ban ngành địa phương bên dưới phải tuân thủ.

Lâu nay, một công trình hay dự án khi cần phê duyệt đều phải thông qua rất nhiều cấp. Vì vậy nếu muốn hoãn lại cũng phải qua một quy trình tương tự với nhiều cấp phê duyệt. Thay đổi điều này thế nào để mang lại hiệu quả?

– Vào lúc tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như lúc này, chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu. Chính phủ hoàn toàn có thể đưa ra những biện pháp quyết liệt.

Thắt chặt tài chính, thắt chặt tiền tệ… là một trong những biện pháp quyết liệt mà Chính phủ đang làm được. Hơn nữa, rà soát không có nghĩa sẽ dừng lại tất cả. Chỉ những dự án kém hiệu quả mới bị đình hoãn thậm chí cắt bỏ hoặc tổ chức, xem xét lại để tạo hiệu quả tốt hơn.

Những dự án dở dang có ảnh hưởng lớn, xong sớm ngày nào sẽ mang lại hiệu quả ngày đó, vẫn rất cần thiết thúc đẩy để hoàn thành. Điển hình như cầu Thanh Trì, chúng ta đã làm trong bao nhiêu lâu rồi nhưng đường dẫn vẫn không xong. Đây là trường hợp cần tập trung nhanh hoàn thành tránh lãng phí.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng:

…Quan tâm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư, nhất là lĩnh vực đầu tư công, xem xét lại những công trình dự án đọng vốn quá lâu, thiết kế ban đầu không còn phù hợp hoặc những công trình đầu tư kém hiệu quả, đình hoãn hoặc giãn những công trình chưa cần thiết. (Chỉ thị về tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát 2008).

Nguồn: Báo Điện tử Việt Nam Nét