Số vụ kiện chống bán phá giá giảm trong 6 tháng đầu năm 2007
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2007, có 13 nước thành viên WTO tiến hành tổng cộng 49 vụ điều tra CBPG so với 92 vụ điều tra được tiến hành trong giai đoạn này của cùng kỳ năm ngoái. Song hành với việc giảm số lượng các vụ điều tra CBPG, số lượng các biện pháp CBPG mới do các nước thành viên WTO áp dụng cũng giảm xuống còn 57 biện pháp so với 71 biện pháp trong 6 tháng đầu năm 2006. Trong số đó, các nước phát triển đã tiến hành 17/49 vụ điều tra CBPG và áp dụng 14/57 biện pháp.
Theo báo cáo của ban thư ký WTO, những thành viên tiến hành nhiều nhất các vụ kiện CBPG trong 6 tháng đầu năm nay lần lượt là Ấn Độ với 13 vụ, theo sau là New Zealand (6); Hàn Quốc (5); Brazil, Trung Quốc và Nhật Bản (4); Argentina và Nam Phi (3); Mêxicô và Hoa kì (2); Chilê, Côlômbia và Ai Cập (1). Liên quan đến việc chính thức áp dụng các biện pháp CBPG trong 6 tháng đầu năm nay, bản báo cáo cho biết Ấn Độ đã áp dụng nhiều nhất với 16 biện pháp CBPG, gấp đôi so với 8 biện pháp được Ấn Độ áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2006. Theo sau Ấn Độ là Argentina đã áp dụng 7 biện pháp CBPG, tiếp theo là EC (6), Trung Quốc (5), Pakistan (4), Canada, Côlômbia, Thổ Nhĩ kỳ và Hoa Kỳ (3).

Về các thị trường bị kiện, trong 6 tháng đầu năm 2007, Trung Quốc vẫn tiếp tục là nước bị kiện CBPG nhiều nhất với tổng cộng 16 vụ, song số vụ kiện cũng đã giảm mạnh so với 31 vụ kiện mà nước này phải đối mặt trong 6 tháng cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Đài Loan, Liên minh châu Âu (EC) và Hàn Quốc cùng đứng thứ 2 với 4 vụ; Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia và Hoa Kỳ (2); Argentina, Úc, Brazil, Canada, Hồng Kông, New Zealand, Nga, Singapore, Nam Phi, Thái Lan, Uruguay và Việt Nam (1). Trong nửa đầu năm nay, Việt Nam đã bị Thổ Nhĩ Kỳ khởi kiện lẩn tránh chống bán phá giá đối với mặt hàng bật lửa ga. Về các mặt hàng bị khởi kiện, theo bản báo cáo thì các mặt hàng thuộc lĩnh vực hóa chất bị khởi kiện nhiều nhất với 24 vụ, đứng thứ 2 là các mặt hàng được làm từ giấy và bột giấy (9); tiếp theo là các mặt hàng được làm từ nhựa (6).

Theo Cục Quản lý cạnh tranh